Sửng sốt sinh vật lớn nhất hành tinh, nặng tới 440 tấn

Sửng sốt sinh vật lớn nhất hành tinh, nặng tới 440 tấn

(Kiến Thức) - Cụm nấm khổng lồ ở Michigan lan trên diện tích hàng trăm ha, ước tính nặng khoảng 440 tấn, biến nó thành một trong những tổ chức sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên Trái đất.

Cụm nấm khổng lồ ở Michigan, Mỹ vừa trở thành sinh vật lớn nhất trên hành tinh hiện nay. Đó là loại nấm Armillaria gallica ở gần Crystal Falls, Michigan, được các nhà nghiên cứu phát hiện khoảng 25 năm trước, khi đó, sinh vật trải rộng trên một diện tích lên tới 36 ha và khoảng 1.500 tuổi, cũng là sinh vật lớn nhất vào thời điểm đó.
Mới đây, các nhà nghiên cứu quay lại chỗ cây nấm để lấy mẫu vật mới và xác định cây nấm A. gallica vẫn sống sót ở chỗ cũ, nhưng ước tính nó lớn hơn và lâu đời hơn so với kết luận trước đó, nặng 400 tấn và ít nhất 2.500 năm tuổi.
Sung sot sinh vat lon nhat hanh tinh, nang toi 440 tan
 Cây nấm khổng lồ trở thành sinh vật lớn nhất hành tinh.
Bất kỳ khu rừng nào mọc liên tục theo thời gian cũng có thể trở thành nơi sinh sống cho cá thể nấm Armillaria lớn và lâu đời. Trên thực tế, có ít nhất hai cá thể khác có quan hệ với cây nấm Armillaria gốc.
Theo các nhà nghiên cứu, cây nấm khổng lồ có trọng lượng lớn đến vậy là bởi khối nấm khổng lồ này gần như nằm toàn bộ dưới lòng đất, nó không chỉ mọc ra những cây nấm mà còn phát triển những sợi nấm dạng rễ dày như dây thừng bò dưới lòng đất nhằm tìm những thân cây để ký sinh.
Để đánh giá lại kích thước của A. gallica, nhóm nghiên cứu lấy 245 mẫu vật và nối với hệ tọa độ địa lý. Từ đó, họ có thể lập bản đồ phản ánh chính xác độ lớn của cây nấm. Kết quả cho thấy cây nấm lây lan rất nhanh, nhưng tốc độ đột biến cực thấp.
Lưu Thoa (theo Smithsonianmag)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận