Tàu NASA chụp ảnh nhật thực trên sao Mộc

Tàu NASA chụp ảnh nhật thực trên sao Mộc

Tàu thăm dò Juno của NASA ghi lại khoảnh khắc mặt trăng Io che khuất Mặt Trời, tạo ra bóng đen trên bề mặt hành tinh khí khổng lồ.

Kevin Gill, kỹ sư phần mềm của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ , chia sẻ ảnh chụp bóng của mặt trăng Io in lên bề mặt sao Mộc trên mạng xã hội Twitter. Bức ảnh chụp bởi tàu thăm dò Juno hé lộ nhật thực trên hành tinh khí nhìn từ quỹ đạo.

Nhật thực trên sao Mộc.
Nhật thực trên sao Mộc. (Ảnh: NASA).

Chiếc bóng của Io rõ nét hơn nhiều so với bóng Mặt Trăng đổ lên bề mặt Trái Đất trong kỳ nhật thực. Các chuyên gia giải thích nguyên nhân nằm ở khoảng cách giữa sao Mộc và Mặt Trời. "Mặt Trời nhỏ hơn hẳn khi nhìn từ sao Mộc, do đó những chiếc bóng trở nên sắc nét hơn", nhiếp ảnh gia Doug Ellison giải thích.

Io quá lớn và ở quá gần đến mức trông như to gấp 4 lần Mặt Trời khi quan sát từ sao Mộc, theo nhà vật lý thiên văn Katie Mack ở Địa học North Carolina. Khoảng cách giữa mặt trăng này và sao Mộc nhỏ tới độ vùng nửa tối (hình thành quanh mép chiếc bóng) siêu mỏng.

Tàu Juno bắt đầu quay quanh sao Mộc từ ngày 5/7/2016. Nhiệm vụ của Juno là nghiên cứu thành phần cấu tạo của Mộc, đồng thời đánh giá từ quyển, trường hấp dẫn và từ trường ở vùng cực của hành tinh. NASA lên kế hoạch để Juno tiếp tục nghiên cứu sao Mộc từ quỹ đạo tới tháng 7/2021, sau đó con tàu sẽ được điều khiển đâm xuống khí quyển hành tinh để tự hủy.

Năm ngoái, Gill cũng chia bức ảnh chụp những cơn bão khổng lồ càn quét Nam bán cầu của sao Mộc. Ở thời điểm chụp bức ảnh, Juno đang bay cách tầng mây trên cùng của hành tinh khoảng 71.400km.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận