Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet

Với kinh phí chỉ 17 triệu USD nhưng thu về tận 330 triệu USD. Đó là những con số biết nói cho thấy thành công vượt bậc của A Quite Place.

Xét trên nhiều khía cạnh, bộ phim A Quite Place từ đạo diễn (kiêm luôn diễn viên chính) John Krasinski rất thành công. Với chi phí sản xuất chỉ 17 triệu USD, bộ phim về cuộc sống trong thế giới hiện đại bị thống trị bởi loài quái vật nhạy bén với âm thanh đã thu về hơn 330 triệu USD toàn cầu.

Thậm chí, sự thành công của bộ phim còn khiến nó trở thành một trong những ứng cử viên tượng vàng, nhất là khi các nhà phê bình ngày một chú ý tới khía cạnh trang điểm, phục trang trong phim. Bên cạnh đó, cách John Krasinski lột xác so với những vai diễn nổi tiếng trước đây và cách Emily Blunt diễn xuất lôi cuốn tuyệt vời đã làm nên những lời khen của A Quite Place – Vùng Đất Câm Lặng.

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 1.

Nhân dịp bộ phim được phát hành trên Blu-ray và DVD, phóng viên The Verge ngồi lại với giám sát hiệu ứng đặc biệt của A Quite Place, anh Mark Hawker để nói về những yếu tố khác - bên cạnh kịch bản, diễn viên và diễn xuất – đã làm nên bộ phim. Đội ngũ của Hawker - với kinh nghiệm làm việc cùng nhiều dự án Cướp biển vùng Caribbean, phần Kẻ Hủy Diệt mới nhất và nhiều phim khác – đã bắt tay với Scott Farrar thuộc Công ty Light & Magic để tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho phim.

Bài phỏng vấn dưới đây chứa một vài chi tiết cho biết trước nội dung của A Quite Place. Bạn hãy cân nhắc trước khi đọc tiếp.

Tỉ lệ hiệu ứng kĩ xảo thực tế (practical effect) và kĩ xảo máy tính ra sao?

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 2.

Thực chất có rất nhiều cảnh sử dụng kĩ xảo thực tế do kinh phí làm phim hạn hẹp. Đạo diễn John Krasinski muốn có nhiều càng nhiều cảnh quay bằng camera thực tế càng tốt và hạn chế xử lý máy tính, bởi nếu thế, diễn viên sẽ có các phản ứng tốt hơn.


Nếu thế, con quái vật kia có phải sản phẩm của kĩ xảo thực tế?

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 4.

Scott Farrar là người dùng kĩ xảo máy tính tạo ra con quái vật trong phim. Nhưng tôi và đội ngũ kĩ xảo đã là những người dùng tay lay chuyển cái xe bán tải khi con quái vật tấn công. Chúng tôi đập cửa kính xe, làm mọi thứ mà một con quái vật có thể làm. Cái xe tải xe nảy lên xuống, nghiêng qua nghiêng lại với anh Krasinski đang diễn cùng. Ông Farrar sẽ thêm con quái vật vào cảnh này theo yêu cầu đạo diễn.


Hai tháng trước khi hoàn thành bộ phim, nhóm kĩ xảo đã thay đổi thiết kế con quái vật. Điều này có ảnh hưởng tới bộ phận kĩ xảo thực tế không?

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 6.

Chi phí sản xuất phim rất thấp nên chúng tôi phải tìm cách làm kĩ xảo thực tế càng nhiều càng tốt. Chúng tôi đã sử dụng rất nhiều hiệu ứng cũ. Tuy nhiên, việc con quái vật thay đổi không ảnh hưởng gì nhiều – lúc Emily Blunt đối mặt với nó dưới hầm, đồ đạc bay tứ tung là do đội ngũ của chúng tôi đứng đó ném đi đấy. Nhưng kích cỡ, khuôn mình con quái vật không thay đổi nhiều nên mọi việc vẫn diễn ra bình thường.

Còn về khía cạnh sử dụng hiệu ứng cũ, chúng tôi đã phải làm cả những thứ tồn tại trước cả kĩ xảo máy tính cơ. May mắn chúng tôi đã có ông Eric Rylander, người trong ngành hơn 40 năm làm cố vấn. Đội kĩ xảo thực tế đã phải dùng rất nhiều dây dợ để làm phim, có những thứ phải treo lên bằng dây "vô hình" chứ không dùng hiệu ứng máy tính để làm nó bay lên.


Hiệu ứng phức tạp nhất là gì?

Ngô ở trong những tháp silo chứa là hiệu ứng khó làm nhất. Chúng tôi bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần bởi lẽ phải tìm ra một hiệu ứng an toàn cho lũ trẻ đóng cảnh này. Chúng tôi đã phải dùng ngô thật bởi trong phân đoạn này có những cảnh quay cận cảnh, không thể để khán giả nhận ra ngô giả được.

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 8.

Hai đứa trẻ sẽ ngã xuống lớp ngô dày, chìm xuống, di chuyển trong ngô, bởi lẽ đó công cụ giữ cho lũ trẻ an toàn được thiết kế kĩ càng và phức tạp. Phải cần tới 4 người để vận hành nó. Ấy chính là điểm khó của cảnh quay này: vừa giữ an toàn cho hai đứa trẻ mà lại vừa khiến cho cảnh quay chân thực. Nhưng toàn bộ phân cảnh này đã thành công mà không cần tới quá nhiều hiệu ứng kĩ xảo.

Chúng tôi dựng nên một thứ giống như một quả bóng hơi lớn làm bằng cao su, có một lỗ nhỏ cho lũ trẻ chui vào, ngô sẽ được phủ lên trên. Bản thân lớp cao su mỏng này không đủ dẻo dai để đỡ được lớp ngô rất nặng, dày 30 centimet bên trên nên đã lại phải có một giá đỡ ngô nữa. Bạn tưởng tượng rằng có một giá đỡ ngôi, ngay bên dưới là quả bóng cao su có một lỗ nhỏ cho diễn viên nhí chui vào.

Một hệ thống phức tạp.


Có phải lý do kinh phí là lớn nhất để bộ phim sử dụng nhiều kĩ xảo thực tế đến thế không?

Khi làm phim, chúng tôi đã luôn hướng tới việc làm kĩ xảo thực tế càng nhiều càng tốt. Tôi rất ghét phải thú nhận điều này, là nhiều khi hiệu ứng của chúng tôi chỉ là bước đệm để ông Scott làm kĩ xảo, và những gì chúng tôi làm đã phải bỏ đi hết.

Như cái đinh mà Emily dẫm phải chẳng hạn, chúng tôi đã dùng một cái đinh có thể thụt vào trong lớp gỗ khi dẫm lên, nhưng cuối cùng đã lại sử dụng kĩ xảo máy tính.

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 10.

Trong trường quay có rất nhiều hiệu ứng cháy nổ, vì thể phải bảo vệ những đứa trẻ thật cẩn thận. Một phân cảnh khác, khi mà tầng hầm ngập nước, chúng tôi đã phải dựng lên một trường quay nhỏ có thể chứa được nước để tiến hành tác nghiệp, phải kiểm soát kĩ nhiệt độ và độ sâu của nước, giữ cho nước luôn được lọc và sạch khuẩn.

Đáng lẽ, với một cảnh quay có nước, bạn sẽ có sẵn một trường quay có nước với một bể nước lớn, trường quay đặt bên trong cái bể nước đó, tạo nên hiệu ứng ngập. Nhưng chúng tôi đã không đủ không gian và kinh phí để thực hiện cách này, vậy nên đã phải dùng chính tường trường quay làm thành bể, tìm cách chặn nước và giữ nước bên trong.


Cảm giác thế nào khi làm việc với John Krasinski?

Anh ấy làm phim với một tình yêu nồng nhiệt. Dường như dự án phim này là đứa con của anh vậy, chính điều ấy đã làm tôi quý mến anh. Khi anh tìm tới tôi để dựng phim, tôi đã đang dang dở dự án khác nhưng tôi đã không thể từ chối khi nghe John kể với tôi về tầm quan trọng của bộ phim này với anh.

Thật khó tin khi hiệu ứng kĩ xảo khó nhất trong phim Vùng Đất Câm Lặng là lớp ngô dày 30 centimet - Ảnh 12.

Dường như đó là chất gây nghiện với tôi vậy, nghe Krasinski nói về ý tưởng phim và cách anh ấy muốn dựng nó. Anh ấy thật tuyệt và tôi sẵn sàng làm việc với anh trong các dự án tương lai nữa. Anh ấy biết mình muốn gì, và bạn có thể tới hỏi anh về một ý tưởng hay một suy nghĩ nào đó, rồi bàn luận thoải mái với anh ấy. Đôi khi anh ấy bị lôi cuốn bởi cái ý tưởng mới và tìm cách thực hiện luôn. Làm việc với anh dễ dang như vậy đó.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận