Theo chân người dân vào rẫy cà phê săn lùng loài vật cực "độc"

Theo chân người dân vào rẫy cà phê săn lùng loài vật cực "độc"

Đến tháng 7, ông Nông Văn Hoàng lại cầm cuốc để đào bới và tìm những con bò cạp ẩn nấp trong vườn cà phê.

Người đời thường đồn thổi bò cạp là món sung dược nên loại côn trùng này được săn bắt ráo riết. Thế nhưng để săn được những con bò cạp đen nhánh, càng nhọn hoắt như vậy phải có tuyệt chiêu mới bắt được.
Vào rẫy cà phê săn lùng bò cạp
Tôi theo chân ông Nông Văn Hoàng ở thôn 10 xã Ea kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk ra những vườn cà phê nơi có nhiều bò cạp núi trú ngụ.
Vác chiếc cuốc trên vai cùng chiếc xô, ông Hoàng vừa đi vừa nói: “Đồ nghề chỉ cần chừng này thôi là bắt được chúng nó rồi.
Tháng 7, thời tiết nắng nóng nên bò cạp trốn sâu trong hang hoặc núp ở những tán lá. Còn mùa mưa, chúng ở cạn lắm, chỉ cần vài ba nhát cuốc là bắt được ngay. Thời điểm tháng 7 này mới là mùa săn bò cạp, bởi lúc này thịt của nó ngon nhất”.
Theo chan nguoi dan vao ray ca phe san lung loai vat cuc
Bò cạp thường ẩn nấp dưới những lá cây rụng hoặc sát mép hố cà phê. 
Sau nhiều năm đi bắt bò cạp núi trong vườn cà phê thì ông Hoàng chỉ cần liếc mắt qua là biết chỗ nào có bò cạp hay không. Lão nông cho biết, bò cạp không ưa sáng nên thường ẩn nấp dưới những lá cây rụng hoặc nằm dưới những cây cà phê chết khô. Nhiều con lại đào lỗ nhỏ để chui vào hang sau những đêm bắt mồi.
Có người chỉ cần đi khoảng 1 giờ đã bắt được vài trăm con là chuyện bình thường, nhưng cũng có người chỉ bắt được hơn chục con.
Dừng lại bên đống củi cà phê nằm ngay giữa vườn, ông Hoàng khẳng định chắc nịch: “Trong này chắc chắn có bò cạp”.
Vừa nói ông vừa cạy khúc củi lên. Quả thật, một chú bò cạp đen bóng nằm im dưới đất. Ông Hoàng lấy cây cuốc giơ thẳng tới, bò cạp hung dữ bập càng vào lưỡi cuốc, đuôi nhọn cong lên hướng về phía trước để tự vệ. Chỉ chờ có thế, lão nông nhanh tay nắm lưng con bò cạp bỏ vào trong xô nhựa.
“Không cần phải ra sức bắt, chỉ cần đưa vật lạ tới, những con bò cạp này sẽ kẹp mãi không buông. Tôi chỉ cần nhấc và cho chúng vào xô. Nọc bò cạp độc lắm, nếu không cẩn thận, bị chích có khi sưng đau mấy ngày chưa hết”, ông Hoàng chia sẻ.

Theo chan nguoi dan vao ray ca phe san lung loai vat cuc
Lão nông với bò cạp vừa bắt được. 
Chỉ cần nửa giờ đi quanh vườn cà phê, chục con bò cạp đã nằm gọn trong xô của ông Hoàng.
Theo kinh nghiệm của những người chuyên đi bắt bò cạp núi, khi nhìn thấy bò cạp, đừng nên cử động hay nói chuyện to vì như thế sẽ khiến chúng sợ và chạy rất nhanh.
Chỉ cần đứng im và dùng cây cuốc hoặc cành cây giơ thẳng tới người nó là tự nó sẽ kẹp lấy. Sau đó, người bắt mới từ từ nhấc bò cạp lên và bỏ vào xô.
Ngâm rượu uống và hái ra tiền
Anh Nguyễn Văn Mạnh (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) cho biết: “Bò cạp chiên là món khoái khẩu của dân nhậu. Ở đất Ea Kiết này, nhà nào cũng có một hũ rượu bò cạp, thậm chí dân nhậu còn tôn sùng thức uống này là thần dược, chính vì thông tin này nên bò cạp núi rất có giá”.
Theo chan nguoi dan vao ray ca phe san lung loai vat cuc
 Bò cạp được săn tại rẫy cà phê ở Đắk Lắk.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệm (xã Ea kiết, huyện Cư M’gar) cho biết, vào mùa, chị chuyên thu mua bò cạp tại xã với giá 5 ngàn đồng/con. Sau đó, chị mua rượu về tự ngâm rồi gửi ra ngoài Bắc bán. Mỗi hũ có khoảng 30 con với giá 400 ngàn đồng.
Ngoài việc được dùng để làm thuốc, bọ cạp còn được coi là một trong những món đặc sản. Một đĩa bọ cạp sau khi chế biến gồm khoảng chục con có giá hơn trăm nghìn.
Vậy nên, ở nhiều địa phương của vùng đất Tây Nguyên, người dân đổ xô đi bắt và khấm khá nhờ bọ cạp.
Theo Vi Vi - Thanh Hải/VTC

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận