Thống kê gây "sốc" hàng trăm "cổ vật" trên Mặt trăng

Thống kê gây "sốc" hàng trăm "cổ vật" trên Mặt trăng

Cờ Mỹ, hàng chục tàu thăm dò đã bị rơi, các công cụ, máy ảnh và rác sinh hoạt... là một trong số hàng trăm vật thể, là kết quả của sứ mệnh thám hiểm không gian để lại trên Mặt trăng.

Tất cả bắt đầu vào ngày 13/9/1959 khi tàu thăm dò Liên Xô Luna 2 va chạm và rơi xuống vùng Mare Imbrium, khi tàu có khối lượng 390 kg.
Sau đó, hàng loạt tàu, thiết bị không gian thuộc các chương trình khám sát Ranger và Surveyor cũng bỏ xác tại Mặt trăng.
Nhiều phi hành gia trước khi rời đi đã bỏ lại tất cả những gì không cần thiết như mô-đun trạm gốc trên mặt trăng, máy ảnh, ủng, kẹp, đồ vật kỷ niệm và bốn "hệ thống thu thập đại tiện".
Thong ke gay
Nguồn ảnh: Space. 
Tàu sứ mệnh Apollo thành công cũng đã để lại hàng trăm vật thể các loại trên Mặt trăng.
“Mặt trăng có khoảng một trăm địa điểm nơi nhiều phi hành gia để lại dấu ấn”, theo For All Moonkind- một tổ chức phi lợi nhuận tìm cách bảo tồn di sản của con người trong không gian.
Tại Quốc hội Mỹ, các thượng nghị sĩ đã giới thiệu dự luật để bảo vệ di sản của con người trong không gian.
Nhưng Hiệp ước ngoài vũ trụ năm 1967 rất rõ ràng: "Không gian bên ngoài, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác, không thể bị chiếm đoạt bởi quốc gia nào, thông qua các tuyên bố chủ quyền, hay phương tiện chiếm đóng, hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác."
Các chuyên gia đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế để phân phối quyền ưu tiên sử dụng, để xây dựng các trung tâm quản lý chất thải trên Mặt trăng, mà không trao chủ quyền cho bất kỳ một quốc gia nào.
Về nguy cơ lấp đầy Mặt trăng bằng rác, Tanja Masson, giáo sư luật vũ trụ tại Đại học Leiden ở Hà Lan nói :"Có lẽ chúng ta nên xây dựng các trung tâm quản lý chất thải trên Mặt trăng".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận