Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng

(Tổ Quốc) - Tuy rết khổng lồ có kích cỡ lớn hơn thông thường nhưng so với con dơi thì nó vẫn nhỏ hơn.

Một đoạn video ghi hình một con rết khổng lồ Amazon sử dụng thân mình làm bẫy săn mồi do các nhà khoa học đến từ Đại học Andes, Venezuela thực hiện đã khiến nhiều người kinh hãi. Video này thuộc dự án nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005.

Trong đoạn video, một con rết khổng lồ đã sử dụng chiến thuật bò lên trần hang, treo ngược người xuống và sử dụng cặp chân sau cùng của nó để bám vào kẽ hở trên trần. Sau đó nó bắt đầu chờ những con dơi vô tình bay ngang qua và tóm lấy chúng. Mặc dù những con dơi to và nặng hơn những con rết nhiều nhưng chúng không hề lo sợ, trái lại, con rết dùng cặp càng để bơm nọc độc vào con mồi. Nọc độc của nó làm rối loạn hệ thống tim mạch, hô hấp và thần kinh, cuối cùng giết chết con mồi. Cứ như vậy, con dơi đã trở thành "bữa ăn" của con rết khổng lồ. Nó bắt đầu ăn từ phần cổ sau đó tới phần ngực rồi tới phần bụng của con dơi. Khi nhóm nghiên cứu tới thu thập mẫu vật, con rết đã ăn được 35% khối lượng cơ thể của con dơi.

Rết khổng lồ sử dụng chiến thuật săn dơi trong hang động. (Nguồn: IFL Science)

Sau một thời gian theo dõi, các nhà khoa học cho biết những con rết khổng lồ sống trong hang động này đã săn 3 loại dơi là Mormoops megalophylla, Pteronotus davyi, và Leptonycteris curasoae. Loài rết trong video được xác nhận là rết khổng lồ Amazon có tên khoa học là Scolopendra gigantea.

Nhiều người sau khi xem đoạn video này đã rất bất ngờ bởi dù loài rết Scolopendra gigantea lớn hơn so với các loài rết khác nhưng so với một con dơi thì chúng vẫn nhỏ hơn nhiều. Không những thế, các nhà khoa học còn cho biết, loài rết này có thể xơi tái cả chuột, thằn lằn, rắn, chim và cả nhện độc… Vậy điều gì đã khiến những con rết Scolopendra gigantea trở nên như vậy?

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Rết khổng lồ Amazon có thể xơi tái cả chuột, thằn lằn, rắn, chim và cả nhện độc… (Ảnh: IFL Science)

Rết Scolopendra gigantea hay còn được gọi là rết khổng lồ Amazon, rết chân vàng khổng lồ Peru là một loài thuộc chi Scolopendra. Rết khổng lồ Amazon được tìm thấy ở miền bắc Colombia và miền bắc Venezuela, cũng như các đảo Aruba, Curaçao và Trinidad gần đó. Tuy nhiên, tổ tiên của nó đến từ Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Haiti, Mexico và Honduras. Môi trường sống lý tưởng của chúng thường là dưới gỗ, vỏ cây và trong lớp lá rừng nhiệt đới. Ngoài ra, chúng còn sống trong các hang động.

Rết Scolopendra gigantea có kích thước trung bình là 26 cm. Cơ thể dài và dẹt của nó có tới 27 đoạn, với 21 cặp chân. Cặp chân đầu tiên đã tiến hóa thành răng nanh, dùng để đâm và tiêm nọc độc vào cơ thể con mồi và sau đó xơi tái chúng.

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Rết khổng lồ Amazon đã tiến hóa cặp chân đầu tiên đã tiến hóa thành răng nanh để tiêm nọc độc vào con mồi. (Ảnh: IFL Science)

Trong số các loài rết, Scolopendra gigantea được xem như là kẻ khổng lồ bởi kích thước khổng lồ của chúng. Với kích thước có thể lên tới 30 cm, loài rết này có thể ăn thịt chuột, thằn lằn và một số loài động vật nhỏ.

Vào năm 2016, một đoạn video được đăng tải trên trang Daily Star cũng khiến cho nhiều người sợ hãi khi chứng kiến cảnh rết khổng lồ săn mồi. Nó tìm thấy một con thằn lằn và nhanh gọn dùng hàm răng sắc nhọn của mình tấn công con mồi. Con thằn lằn xấu số rơi vào hôn mê chỉ sau vài giây và trở thành món ăn của con rết.

Theo Greg Edgecombe, một chuyên gia về rết thì rết khổng lồ Amazon là một loài ăn tạp. Chúng săn mồi dựa trên kích thước của con mồi, chúng cũng có thể ăn cả những con rết nhỏ hơn. Ben Hutchins, người đại diện của Cơ quan quản lý các công viên và động vật hoang dã Texas chia sẻ thêm: "Chúng dùng các chân để bám chặt vào con mồi, trong khi cắn và tiêm chất độc vào cơ thể con mồi. Chân của chúng cũng chứa nọc độc và có khả năng đâm xuyên qua da, gây đau và sưng tấy".

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Rết khổng lồ Amazon săn mồi dựa trên kích thước của con mồi. (Ảnh: IFL Science)

Ông Greg Edgecomb nói rằng: "Những con rết Scolopendra gigantea hiện nay đã tiến hóa thêm một bước. Chúng đã có thêm những cụm gai trên các đoạn của cặp chân sau mà chúng ta không thấy trên thế hệ Scolopendra gigantea cũ. Có thể chúng tiến hóa như vậy là để trở thành những chuyên gia săn mồi thay vì là con mồi."

Mặc dù rết khổng lồ là mối đe dọa với nhiều loài động vật có xương sống nhỏ nhưng đối với con người chúng không quá nguy hiểm. Vết đốt của loài rết này có thể gây hoại tử, buồn nôn, chóng mặt và nhức đầu. Tuy nhiên, vết cắn của chúng vẫn có thể khiến các mô bị tổn thương hoặc gây ra suy thận và đau tim.

*Nguồn: IFL Science

Nguyệt Phạm

Một đoạn video ghi hình một con rết khổng lồ Amazon sử dụng thân mình làm bẫy săn mồi do các nhà khoa học đến từ Đại học Andes, Venezuela thực hiện đã khiến nhiều người kinh hãi. Video này thuộc dự án nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005.

Trong đoạn video, một con rết khổng lồ đã sử dụng chiến thuật bò lên trần hang, treo ngược người xuống và sử dụng cặp chân sau cùng của nó để bám vào kẽ hở trên trần. Sau đó nó bắt đầu chờ những con dơi vô tình bay ngang qua và tóm lấy chúng. Mặc dù những con dơi to và nặng hơn những con rết nhiều nhưng chúng không hề lo sợ, trái lại, con rết dùng cặp càng để bơm nọc độc vào con mồi. Nọc độc của nó làm rối loạn hệ thống tim mạch, hô hấp và thần kinh, cuối cùng giết chết con mồi. Cứ như vậy, con dơi đã trở thành "bữa ăn" của con rết khổng lồ. Nó bắt đầu ăn từ phần cổ sau đó tới phần ngực rồi tới phần bụng của con dơi. Khi nhóm nghiên cứu tới thu thập mẫu vật, con rết đã ăn được 35% khối lượng cơ thể của con dơi.

Rết khổng lồ sử dụng chiến thuật săn dơi trong hang động. (Nguồn: IFL Science)

Sau một thời gian theo dõi, các nhà khoa học cho biết những con rết khổng lồ sống trong hang động này đã săn 3 loại dơi là Mormoops megalophylla, Pteronotus davyi, và Leptonycteris curasoae. Loài rết trong video được xác nhận là rết khổng lồ Amazon có tên khoa học là Scolopendra gigantea.

Nhiều người sau khi xem đoạn video này đã rất bất ngờ bởi dù loài rết Scolopendra gigantea lớn hơn so với các loài rết khác nhưng so với một con dơi thì chúng vẫn nhỏ hơn nhiều. Không những thế, các nhà khoa học còn cho biết, loài rết này có thể xơi tái cả chuột, thằn lằn, rắn, chim và cả nhện độc… Vậy điều gì đã khiến những con rết Scolopendra gigantea trở nên như vậy?

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Rết khổng lồ Amazon có thể xơi tái cả chuột, thằn lằn, rắn, chim và cả nhện độc… (Ảnh: IFL Science)

Rết Scolopendra gigantea hay còn được gọi là rết khổng lồ Amazon, rết chân vàng khổng lồ Peru là một loài thuộc chi Scolopendra. Rết khổng lồ Amazon được tìm thấy ở miền bắc Colombia và miền bắc Venezuela, cũng như các đảo Aruba, Curaçao và Trinidad gần đó. Tuy nhiên, tổ tiên của nó đến từ Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Haiti, Mexico và Honduras. Môi trường sống lý tưởng của chúng thường là dưới gỗ, vỏ cây và trong lớp lá rừng nhiệt đới. Ngoài ra, chúng còn sống trong các hang động.

Rết Scolopendra gigantea có kích thước trung bình là 26 cm. Cơ thể dài và dẹt của nó có tới 27 đoạn, với 21 cặp chân. Cặp chân đầu tiên đã tiến hóa thành răng nanh, dùng để đâm và tiêm nọc độc vào cơ thể con mồi và sau đó xơi tái chúng.

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Rết khổng lồ Amazon đã tiến hóa cặp chân đầu tiên đã tiến hóa thành răng nanh để tiêm nọc độc vào con mồi. (Ảnh: IFL Science)

Trong số các loài rết, Scolopendra gigantea được xem như là kẻ khổng lồ bởi kích thước khổng lồ của chúng. Với kích thước có thể lên tới 30 cm, loài rết này có thể ăn thịt chuột, thằn lằn và một số loài động vật nhỏ.

Vào năm 2016, một đoạn video được đăng tải trên trang Daily Star cũng khiến cho nhiều người sợ hãi khi chứng kiến cảnh rết khổng lồ săn mồi. Nó tìm thấy một con thằn lằn và nhanh gọn dùng hàm răng sắc nhọn của mình tấn công con mồi. Con thằn lằn xấu số rơi vào hôn mê chỉ sau vài giây và trở thành món ăn của con rết.

Theo Greg Edgecombe, một chuyên gia về rết thì rết khổng lồ Amazon là một loài ăn tạp. Chúng săn mồi dựa trên kích thước của con mồi, chúng cũng có thể ăn cả những con rết nhỏ hơn. Ben Hutchins, người đại diện của Cơ quan quản lý các công viên và động vật hoang dã Texas chia sẻ thêm: "Chúng dùng các chân để bám chặt vào con mồi, trong khi cắn và tiêm chất độc vào cơ thể con mồi. Chân của chúng cũng chứa nọc độc và có khả năng đâm xuyên qua da, gây đau và sưng tấy".

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Rết khổng lồ Amazon săn mồi dựa trên kích thước của con mồi. (Ảnh: IFL Science)

Ông Greg Edgecomb nói rằng: "Những con rết Scolopendra gigantea hiện nay đã tiến hóa thêm một bước. Chúng đã có thêm những cụm gai trên các đoạn của cặp chân sau mà chúng ta không thấy trên thế hệ Scolopendra gigantea cũ. Có thể chúng tiến hóa như vậy là để trở thành những chuyên gia săn mồi thay vì là con mồi."

Mặc dù rết khổng lồ là mối đe dọa với nhiều loài động vật có xương sống nhỏ nhưng đối với con người chúng không quá nguy hiểm. Vết đốt của loài rết này có thể gây hoại tử, buồn nôn, chóng mặt và nhức đầu. Tuy nhiên, vết cắn của chúng vẫn có thể khiến các mô bị tổn thương hoặc gây ra suy thận và đau tim.

*Nguồn: IFL Science

Rết khổng lồ sử dụng chiến thuật săn dơi trong hang động. (Nguồn: IFL Science)

Rết khổng lồ sử dụng chiến thuật săn dơi trong hang động. (Nguồn: IFL Science)

Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 2. Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 3. Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận