Trung Quốc lắp đặt "thợ săn hạt ma quỷ" dưới đáy Thái Bình Dương

Trung Quốc lắp đặt "thợ săn hạt ma quỷ" dưới đáy Thái Bình Dương

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đang chế tạo Kính viễn vọng Neutrino biển nhiệt đới sâu (TRIDENT), còn gọi là "Hai ling" tức "Chuông đại dương", sẽ được thả neo dưới đáy biển Tây Thái Bình Dương.

TRIDENT sẽ là kính viễn vọng lớn nhất thế giới và cũng là máy dò hạt ma quỷ - tức neutrino - lớn nhất thế giới. Hạt ma quỷ neutrino là một trong các dạng hạt vũ trụ dồi dào nhất tuôn xuống Trái Đất và cũng bí ẩn nhất.

Trung Quốc lắp đặt

Máy dò hạt ma quỷ TRIDENT của Trung Quốc - Ảnh đồ họa: TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG THƯỢNG HẢI

Theo Live Science, mỗi giây có tới 100 tỉ hạt ma quỷ đi qua từng cm vuông trên cơ thể bạn.

Biệt danh "hạt ma quỷ" là do khối lượng gần bằng 0 của hạt nguyên tử neutrino, cũng như việc nó không tương tác với bất kỳ hạt nào khác, cứ thế đi xuyên qua chúng ta, qua mọi vật thể và qua cả địa cầu như một bóng ma.

Bằng cách nắm bắt và làm chậm neutrino, các nhà vật lý kỳ vọng truy tìm nguồn gốc của một số hạt thuộc về bình minh của vũ trụ, tiết lộ về các sự kiện cách xa hàng tỉ năm ánh sáng như các siêu tân tinh cổ đại hay các vụ va chạm thiên hà trong quá khứ.

Theo Giám đốc khoa học Xu Donglian của dự án TRIDENT, sử dụng Trái Đất làm lá chắn, máy dò hạt này có nhiệm vụ nắm bắt các hạt ma quỷ xâm nhập từ phía bên kia địa cầu, đi qua trung tâm của hành tinh để đến với máy dò hạt đặt ở đáy biển phía đối diện.

Điều này gợi ý đến một tham vọng khác được nhiều nhà khoa học khác đề cập, đó là nắm bắt cách mà hạt ma quỷ đi xuyên qua địa cầu để tìm hiểu về các cấu trúc sâu trong lòng của hành tinh.

Máy dò hạt khổng lồ này sẽ gồm hơn 24.000 cảm biến quang học được xâu thành 1.211 dây, mỗi dây dài 700 m, hướng lên phía trên từ điểm neo.

Toàn bộ thiết bị sẽ có đường kính 4 km, quét các neutrino trong phạm vi 7,5 km3 quanh đó. TRIDENT dự kiến sẽ hoàn thành và bắt đầu hoạt động vào năm 2030.

Máy dò hạt ma quỷ lớn nhất thế giới hiện nay là IceCube đặt tại Trạm Nam Cực Amundsen-Scott ở Nam Cực, có thể tích giám sát 1 km3.

Nguồn: [Link nguồn]

Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận