Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới

Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới

Tại Hội nghị Tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện trong giai đoạn giảm mạnh, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: sự suy giảm đơn hàng, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạn kiệt nguồn vốn, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, chuỗi sự kiện về TMĐT, KTS  tiếp tục là điểm nổi bật trong hoạt động phát triển TMĐT và KTS ngành Công Thương. Cụ thể, tổ chức Tuần lễ TMĐT quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday. Đây là Chương trình được do Bộ Công Thương tổ chức liên tiếp 10 năm, ghi nhận sự tham gia của hầu hết các địa phương trên cả nước. Chương trình năm 2023 đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, triển khai trên nhiều nền tảng, liên kết giữa các chủ thể tham gia thị trường TMĐT Việt Nam và có sự cam kết của các doanh nghiệp, nhà cung cấp, sàn TMĐT trong việc kiểm soát chất lượng hàng hoá nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên TMĐT.

Chương trình đã đạt các kỷ lục về doanh số, với hơn 10 triệu đơn hàng được đặt thành công trong 60 giờ diễn ra sự kiện, trên 870 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng. Thông qua sự kiện, người tiêu dùng đang dần thay đổi và gia tăng thói quen mua sắm trên TMĐT, doanh nghiệp được hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên TMĐT trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn. Chuỗi sự kiện đã hình thành một hệ sinh thái toàn diện để phát triển thị trường TMĐT bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình CĐS và phát triển KTS tại Việt Nam…

Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới- Ảnh 1.

“Những kết quả nổi bật của chuỗi sự kiện TMĐT góp phần đưa tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam tiếp tục trong top đầu Đông Nam Á, là một thị trường đầy tiềm năng cho phát triển TMĐT”, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho hay.

Liên quan đến công tác hỗ trợ phát triển thị trường TMĐT trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho biết, đã hoàn thiện và phát triển Sàn TMĐT hợp nhất 63 tỉnh thành (sanviet.vn), kết nối 07 sàn TMĐT địa phương (An Giang, Sơn la, Hòa Bình, Long An, Bình Thuận, Quảng Nam, Hưng Yên) thu hút hơn 300 doanh nghiệp mới tham gia sàn. Sàn TMĐT hợp nhất đã tạo nền tảng hỗ trợ cho cả người bán, người mua và các nền tảng số trong việc cung cấp hàng hóa, kết nối dịch vụ, tạo điều kiện phát triển thị trường TMĐT một cách cạnh tranh, minh bạch, từng bước xây dựng CSDL bán lẻ trực tuyến tập trung xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và giúp người tiêu dùng cuối cùng mua sắm trực tuyến với mức giá hợp lý.

Xây dựng Triển lãm thực tế ảo (ifair.vn), hỗ trợ gần 30 doanh nghiệp được xây video giới thiệu về doanh nghiệp và được cập nhật trên nền tảng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trong và ngoài Việt Nam. Triển lãm thực tế ảo đã hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng trực tuyến một cách trực quan thông qua việc trải nghiệm sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau và hình ảnh rõ nét, hỗ trợ người tiêu dùng được tiếp cận thông tin và hình ảnh hàng hóa.

Riêng về công tác đẩy mạnh phát triển thị trường TMĐT xuyên biên giới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho hay, quản trị và vận hành Cổng thông tin Thị trường nước ngoài (VietnamExport.com) đã phối hợp với hơn 60 thương vụ Việt Nam tại nước ngoài biên soạn, cung cấp gần 4.000 tin bài, tài liệu phân tích, đánh giá diễn biến thị trường nước ngoài; cảnh báo lừa đảo trong giao thương; cung cấp các tài liệu hướng dẫn thâm nhập thị trường; bản tin cơ hội giao thương; bản tin thị trường. Đặc biệt, Vietnamexport đã hỗ trợ hơn 300 lượt doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam kết nối với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; hỗ trợ các sở Công Thương địa phương quảng bá các doanh nghiệp và sản phẩm tiêu biểu.

Quản trị vận hành hệ thống xuất xứ hàng hóa ưu đãi (C/O) (Ecosys) với gần 30.000 lượt email và hàng trăm lượt điện thoại hàng ngày qua số hỗ trợ trực tuyến về việc thực hiện khai C/O điện tử, nộp phí C/O… nhằm hỗ trợ giải đáp vướng mắc, quy trình thủ tục thực hiện đăng ký hồ sơ thương nhân trên Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương, xử lý giao dịch nhanh chóng, thuận tiện.

Với hàng loạt các hội nghị phát triển TMĐT liên kết vùng, các chương trình TMĐT, CĐS ngành Công Thương, các triển lãm các công nghệ, giải pháp CĐS, sản xuất thông minh, ứng dụng TMĐT, các giải pháp hỗ trợ kích cầu tiêu dùng trong nước đã tạo ra nhiều cơ hội cho người dân được tham gia, trải nghiệm. và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy việc đầu tư, phát triển hạ tầng, giải pháp công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho hay, năm 2023, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Với kết quả đó, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới (tính đến thời điểm hiện tại - theo Statista). “TMĐT đã khẳng định được là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp”, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận