Vùng đất bị "trời hành": Một năm 260 ngày, một đêm 10h sét đánh trắng trời

Vùng đất bị "trời hành": Một năm 260 ngày, một đêm 10h sét đánh trắng trời

Hàng triệu tia sét trút xuống mặt hồ khiến nó bừng sáng mà bạn có thể chiêm ngưỡng ở cách xa hàng chục, thậm chí hàng trăm km. Đó chính là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có tên gọi sét Catatumbo.

Trên khắp thế giới, những điều kiện khí hậu và khí quyển dẫn đến hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ khiến con người phải sửng sốt khi chứng kiến. Do đó, sẽ không hoàn toàn sai khi nói rằng mẹ thiên nhiên có thể khiến chúng ta choáng váng hơn bất cứ tiến bộ công nghệ nào của loài người. Một sự kiện thiên nhiên ngoạn mục như vậy phải kể đến sét Catatumbo tại khu vực ít được biết đến ở phía tây Venezuela, nơi sông Catatumbo gặp hồ Maracaibo.

Cơn bão này không phải một đợt tấn công dữ dội. Nó xảy ra trung bình 260 đêm một năm và lên tới 280 lần mỗi giờ, và khoảng 10h mỗi đêm. Đó là 1,2 triệu tia sét làm rung chuyển trái đất mỗi năm. Không có gì lạ khi sét Catatumbo được biết đến như một "cơn bão bất diệt" và là "cột mốc của Maracaibo". Sự nhấp nháy dai dẳng của những tia sét cực mạnh khiến người ta nhìn rõ chúng từ khoảng cách 400km.

Vùng đất bị trời hành: Một năm 260 ngày, một đêm 10h sét đánh trắng trời

Một năm 260 ngày, vùng đất này phải chịu mỗi đêm 10h sét đánh trắng trời

Bởi những cơn bão sét kéo dài tới 10 tiếng mỗi đêm nên nó gần như liên tục chiếu sáng hồ Maracaibo và những khu vực xung quanh. Trước đây, những người lính thuộc địa đã biết sử dụng những tia sáng rực rỡ này để điều hướng. Do có quá nhiều sét đánh mỗi ngày, hồ Maracaibo được ví như vùng đất bị "trời hành".

Các nhà nghiên cứu không thực sự chắc chắn về điều gì khiến khu vực cửa sông Catatumbo lại nhiều sét đến như vậy. Có một giả thuyết cho rằng khí metan từ các mỏ dầu bên dưới hồ làm tăng độ dẫn điện của bề mặt nước. Khí metan được gió thổi từ dãy Andes gần đó thổi vào khí quyển. Một giả thuyết khác cho rằng lớp lắng cặn uranium trên đá nền đã thu hút nhiều tia sét hơn. Cho đến nay vẫn không có giả thuyết nào được xác nhận. Vì vậy, lý do của những vụ sét đánh vẫn được ghi là do thành phần của địa hình và mô hình gió.

Vùng đất bị trời hành: Một năm 260 ngày, một đêm 10h sét đánh trắng trời

Một yếu tố đáng ngạc nhiên của những tia sét nhất quán này là chúng không có sấm đi kèm. Một số người tin rằng sét Catatumbo không gây ra sấm và đây thực sự là một bí ẩn. Lý do đằng sau sự vắng mặt của âm thanh là do một thực tế những cơn bão sét xảy ra cách các nhân chứng từ 50-100km. Khoa học nói rằng bạn sẽ gần như không thể nghe được tiếng sấm nếu bạn ở cách xa những tia chớp từ 25km trở nên. Vì vậy, điều này được dùng để lý giải cho bí ẩn nói trên.

Sét Catatumbo cũng được đề cập trong lịch sử Venezuela. Một bài thơ có tên "Dragontea" do một nhà thơ Tây Ban Nha viết năm 1597 đã thuật lại cách mà ngài Francis Drake cố chiếm lấy Maracaibo năm 1595 nhưng thất bại do sét Catatumbo. Những nỗ lực khởi động cuộc đột kích bí mật và sau đó là cuộc tấn công của ông đã thất bại do tia sét không ngừng chiếu sáng hồ vào ban đêm.

Vùng đất bị trời hành: Một năm 260 ngày, một đêm 10h sét đánh trắng trời

Vào năm 2014, Tổ chức Guinness đã trao chứng nhận để công nhận sét Catatumbo là hiện tượng khí tượng độc đáo. Do những tiềm năng độc đáo vốn có, chính phủ Venezuela đang cố gắng để sét Catatumbo được xếp hạng Di sản Thế giới của UNESCO. Điều này sẽ khiến loại sét này trở thành hiện tượng thiên nhiên đầu tiên được đưa vào danh sách.

Ghé thăm những ngôi làng gần đó như Olaga hoặc Congo Mirador, bạn sẽ chứng kiến được kỳ quan thiên nhiên này. Các tour đến thăm sét Catatumbo chạy từ Mérida, một thị trấn sôi động dưới chân dãy Andes. Sét sẽ ngoạn mục nhất ở giữa mùa mưa, vào khoảng tháng 10. Đây cũng là thời điểm hoàn hảo để bạn đến thăm danh thắng hấp dẫn bậc nhất Venezuela, thác Angel ở vườn quốc gia Canaima.

Theo Bảo Linh/Thời đại plus

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận