Ra mắt chương mới của truyện tranh Black Jack có yếu tố AI

Ra mắt chương mới của truyện tranh Black Jack có yếu tố AI

Chú thích ảnh
Chương mới của bộ truyện tranh Black Jack kể về một bác sỹ phẫu thuật thiên tài còn cốt truyện và hình ảnh được hoàn thiện với sự hỗ trợ của AI. Ảnh: animenewsnetwork.com

Bộ truyện xoay quanh về vấn đề y học, trong đó nhân vật chính là Black Jack - một bác sĩ tài giỏi nhưng không có giấy phép hành nghề. Chương mới nói trên được sản xuất theo khuôn khổ dự án hợp tác giữa một chương trình AI và những người sáng tạo nội dung của xưởng phim hoạt hình Tezuka Productions. 

Phát biểu ở Tokyo trong buổi họp báo chung với thành viên nhóm dự án, ông Makoto Tezuka - con trai của cố họa sĩ nói trên và hiện là Giám đốc Tezuka Productions - cho biết phần mới của bộ truyện có chủ đề là sự thánh thiện của cuộc sống, đồng thời đặt ra những vấn đề của ngành y trong xu thế phát triển của công nghệ hiện đại. 

Việc công bố chương mới của bộ truyện Black Jack nhằm kỷ niệm 50 năm dịp ra mắt tuyển tập Black Jack đầu tiên vào năm 1973. 

Dài 32 trang, chương mới của Black Jack sẽ được xuất bản vào ngày 22/11 và sẽ xuất hiện trong tạp chí truyện tranh Nhật Bản Shukan Shonen Champion. Chương này kể về một nữ bệnh nhân đã được cấy ghép tim nhân tạo được cho là “hoàn hảo” vì AI tạo ra quả tim nhân tạo này. 

Tháng 5 vừa qua, nhóm sản xuất đã chính thức khởi động dự án sử dụng các mô hình AI tạo sinh để sản xuất chương mới của bộ truyện Black Jack. Các mô hình AI được sử dụng bao gồm GPT-4 thế hệ mới của chatbot ChatGPT và phần mềm AI tạo hình ảnh Stable Diffusion. 

Những mô hình AI này có khả năng học từ các nội dung và hình ảnh của khoảng 200 chương của Black Jack, 200 tác phẩm truyện tranh (manga) dạng ngắn của cố họa sĩ Osamu Tezuka và 20.000 trang dữ liệu hình ảnh miêu tả khuôn mặt của các nhân vật trong các bộ manga của ông Tezuka. Sau đó, nhóm dự án nhập ý tưởng nội dung và cốt truyện vào những mô hình AI này và yêu cầu tạo ra một câu chuyện đầy đủ cho một chương mới của Black Jack. 

Theo nhóm dự án, sự tương tác với mô hình AI đã kích thích khả năng sáng tạo và AI đã tạo ra được những văn bản được điều chỉnh để phản ánh tốt hơn cảm quan về cốt truyện theo cách mà độc giả có thể hiểu rõ hơn về nội dung. 

Tuy nhiên, ông Makoto Tezuk cho rằng AI vẫn chưa thể biểu đạt được biểu cảm và cảm xúc của con người trong các câu chuyện. Những hạn chế này không thể khắc phục được chỉ bằng cách phân tích dữ liệu mà các mô hình AI thu thập được. 

Theo Giáo sư Satoshi Kurihara, làm việc tại Khoa Công nghệ và Khoa học của Đại học Keio đồng thời là thành viên nhóm dự án, việc sử dụng AI đã mở ra tiềm năng sản xuất truyện tranh với quy mô lớn mà chất lượng không thua kém gì các bộ truyện tranh do nghệ sĩ manga sáng tạo. 

Hồi năm 2020, dự án truyện tranh Paidon với sự hỗ trợ của AI cũng đã được xuất bản và xuất hiện trên tạp chí truyện tranh Morning. Trong bộ truyện này, AI đã tái tạo hình ảnh nhân vật theo phong cách của Osamu Tezuka.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận