36 lượt sinh viên, giảng viên PTIT sẽ tham gia các khóa đào tạo thuộc dự án Marco Polo

36 lượt sinh viên, giảng viên PTIT sẽ tham gia các khóa đào tạo thuộc dự án Marco Polo

36 lượt sinh viên, giảng viên PTIT sẽ tham gia các khóa đào tạo thuộc dự án Marco Polo

Buổi làm việc giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với Ban điều phối dự án Marco Polo tại Việt Nam về kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án trong thời gian sắp tới.

Theo thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông , trong buổi làm việc mới đây giữa lãnh đạo Học viện với Ban điều phối dự án Marco Polo tại Việt Nam, hai bên đã thống nhất kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án này trong thời gian sắp tới.

Marco Polo là dự án được xây dựng với mục đích tăng cường năng lực hợp tác quốc tế của các trường đại họctrong khu vực châu Á và liên vùng châu Á với châu Âu thông qua các hoạt động như: tập huấn xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế, xây dựng tổ chức Trung tâm/ Phòng chức năng quan hệ quốc tế; tập huấn kỹ năng đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế, kỹ năng kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế; trao đổi sinh viên, giảng viên…

Đại diện PTIT cũng cho biết, các hoạt động nâng cao năng lực hướng tới các Phòng hợp tác quốc tế và Trung tâm đào tạo quốc tế (bao gồm các nhân viên và các điều phối viên) là trọng tâm của dự án Marco Polo. Bởi lẽ, đây là hoạt động có ảnh hưởng đến cộng đồng học thuật (sinh viên, giáo viên và nghiên cứu viên) và đóng vai trò quan trọng trong các chương trình hợp tác quốc tế (trao đổi sinh viên, giảng viên, chuẩn hóa các bằng cấp và xây dựng các chương trình đa bằng, xây dựng các nhóm nghiên cứu, công nhận văn bằng). Các chuyên gia của các trường đối tác tại EU với những kinh nghiệm thực hiện chương trình Eramus+ sẽ cần thiết cho các hoạt động này.

Liên minh gồm 10 trường từ 6 nước khác nhau là Tây Ban Nha, Anh, Áo, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Trong đó, có 3 trường đại học tại châu Âu với kinh nghiệm phong phú trong việc phát triển các chương trình hợp tác quốc tế và 6 trường đại học tại châu Á đang có những thách thức liên quan đến hợp tác quốc tế.

Tại Việt Nam, PTIT và Đại học Hà Nội là những đơn vị tham gia thụ hưởng dự án Marco Polo. Theo kế hoạch, trong thời gian 3 năm dự án này được thực hiện, từ năm 2017 đến 2019, các hoạt động chính sẽ được triển khai gồm có: tổ chức hội thảo nội bộ về dự án, tổ chức hội thảo giới thiệu dự án cho các đối tác, doanh nghiệp, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo của dự án. Trong thời gian thực hiện dự án sẽ có 18 lượt sinh viên Học viện và 18 lượt giảng viên sẽ tham gia các khóa trao đổi sinh viên, giảng viên của dự án kéo dài khoảng 3 tuần tại các nước như Áo, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Thái Lan.

36 lượt sinh viên, giảng viên PTIT sẽ tham gia các khóa đào tạo thuộc dự án Marco Polo

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo luôn là một trong những nhiệm vụ được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chú trọng triển khai (Ảnh minh họa)

Liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế, theo báo cáo của PTIT, trong nửa đầu năm nay, Học viện đã tiếp tục duy trì, triển khai các hoạt động hợp tác với các đối tác, trường đại học quốc tế khác mà trường đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác và có các thỏa thuận hợp tác trước đó, điển hình như: Tổ chức trao đổi ngồn lực REI; Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST); Công ty Huawei; Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam, Đại học Công nghệ Sydney, Úc; Đại học Sakachewan, Canada; Công ty Google tại Singapore; Công ty TNHH NTT Data Việt Nam; Đại học Seonju, Hàn Quốc; Đại học Lille, Pháp.

Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, một số thỏa thuận hợp tác giữa Học viện với một số đối tác quốc tế đã được ký mới. Đơn cử như, biên bản ghi nhớm hợp tác giữa Học viện với Viện Công nghệ TT&TT Quốc gia Nhật Bản (NICT), với Viện KH&CN tiên tiến Nhật Bản (JAIST), Đại học Polytech Litte (Pháp), Viện KH&CN tiên tiến KAIST (Nhật), Đại học Jeonju, Hàn Quốc; biên bản cam kết sử dụng khoản tài trợ đúng đề xuất dự án Motorola và biên bản thỏa thuận thực hiện dự án Marco Polo.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận