Jeff Bezos: "Nếu một ngày Amazon phải sụp đổ, chúng tôi sẽ cố gắng để ngày đó đến thật chậm"

Jeff Bezos: "Nếu một ngày Amazon phải sụp đổ, chúng tôi sẽ cố gắng để ngày đó đến thật chậm"

Jeff Bezos: Nếu một ngày Amazon phải sụp đổ, chúng tôi sẽ cố gắng để ngày đó đến thật chậm

Vài ngày trước khi Amazon công bố doanh thu Quý II đầy thắng lợi, hàng loạt những câu hỏi đầy lo lắng từ các nhân viên về tương lai của công ty đã được đưa ra và CEO Jeff Bezos đã phải lần lượt giải quyết.

Tại một cuộc họp toàn thể vào thứ 5 tuần trước ở Seattle, khi một nhân viên hỏi Bezos về tương lai của công ty sau những bài học từ thất bại của các nhà bán lẻ lớn gần đây, đặc biệt là sự phá sản của Tập đoàn bán lẻ Sears, CEO đã trả lời:

"Tuy Amazon hiện tại vẫn chưa quá sớm để bị sụp đổ nhưng trên thực tế, tôi cũng từng dự đoán đến một ngày Amazon sẽ thất bại hoặc sẽ phá sản. Nếu bạn nhìn vào các công ty lớn, tuổi thọ trung bình có xu hướng trong vòng 30 năm hoặc hơn thế nhưng không thể đến 100 năm".

Theo Bezos, nếu điều ngày đó có xảy ra với Amazon, thì chúng tôi sẽ cố gắng kéo dài thời gian sụp đổ để biến "khách hàng trở thành nỗi ám ảnh" chứ không phải là tập trung vào việc sửa sai. "Nếu chúng ta tập trung vào nỗi lo lắng của chính mình mà quên đi khách hàng, thì đó chính là khởi đầu của một kết thúc. Thay vào đó, chúng ta phải cố gắng trì hoãn ngày đó càng lâu càng tốt".

Những ý nghĩ này của Bezos xuất hiện ngay trong thời điểm mà Amazon đang "thành công rực rỡ" hơn bao giờ hết. Khi mà nền tảng kinh doanh bán lẻ cốt lõi của hãng là thị trường điện toán đám mây đang phát triển mạnh mẽ, còn trợ lý giọng nói Alexa thì có mặt khắp mọi ngõ ngách trong nhà.

Thế nhưng một số nhân viên vẫn khác đang bày tỏ lo ngại về tốc độ mở rộng thị trường "chóng mặt" của công ty, bởi trên thực tế, sự phát triển diễn ra càng nhanh thì càng dễ bị "vỡ ra" như bong bóng xà phòng vậy. Cụ thể, lực lượng lao động của Amazon đã tăng gấp 20 lần trong 8 năm qua với hơn 600.000 nhân viên và giá cổ phiếu tăng gấp 4 lần tính từ năm 2013 cho đến nay.

Thậm chí thời gian gần đây Amazon và cá nhân Bezos đang nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Trump, thế nhưng "gã khổng lồ bán lẻ" vẫn không ngừng phát triển những thế mạnh của mình.

Ví dụ như công ty vừa thông báo, trong tuần này sẽ mở văn phòng tại thành phố Long Island của New York và vùng ngoại ô Virginia của Washington, D.C., nằm trong kế hoạch bổ sung 25.000 cơ hội việc làm tại mỗi địa điểm.

"Hãy là chính mình nhưng hành động theo cách thận trọng hơn"

Đây không phải là lần đầu Bezos giải quyết những vấn đề thắc mắc của nhân viên về quy mô của công ty. Trong một cuộc họp vào tháng 3 trước đó, Bezos được hỏi liệu các công ty công nghệ như Amazon cần phải được quản lý chặt chẽ hơn do sức mạnh và ảnh hưởng lớn của thị trường.

"Điều này chứng tỏ một thực tế rằng chúng tôi là một công ty lớn và thật hợp lý cho bất cứ loại hình tổ chức lớn nào, cho dù đó là công ty tư nhân hay nhà nước đều phải được xem xét kĩ lưỡng". Thế nhưng một số nhân viên của Amazon được giấu tên đã nói với CNBC, rằng họ có mối quan tâm lớn đến những quy định củ chính phủ và những vi phạm về chống độc quyền đối với công ty trong tương lai.

Trong năm nay, Amazon dự kiến sẽ chiếm 48% tổng doanh số bán hàng trực tuyến của nước Mỹ, tăng khoảng 43% so với năm 2017, eMarketer cho biết. Dịch vụ đám mây của công ty hiện tại đã đứng đầu trong cơ sở hạ tầng về điện toán đám mây và chiếm khoảng 34% tại thị trường Mỹ, báo cáo gần đây từ Synergy Research Group cho biết.

Về vấn đề chống độc quyền, Jeff Wilke - Giám đốc điều hành về bộ phận tiêu dùng toàn cầu của Amazon đã nói vời tờ The Wall Street Journal, công ty đang tham gia vào một nhóm doanh nghiệp đa dạng và chỉ chiếm ít hơn 1% trong thị trường bán lẻ trên toàn cầu.

CEO Bezos cũng nói rằng, để đối phó với những sự giám sát về sự tăng trưởng của công ty, cách tốt nhất "hãy vận hành như từ trước đến giờ nhưng sẽ phải xem xét thận trọng, kĩ lưỡng hơn". Ngoài ra, tỷ phú giàu nhất thế giới này còn cho biết "không nên bó buộc" hay so sánh mình với các công ty khác:

"Facebook không giống với Google và Apple cũng không giống như Amazon. Tôi không muốn cạnh tranh với những ám ảnh bởi sự ấn tượng từ các "gã khổng lồ" công nghệ khác, mà chỉ tập trung vào cải thiện cuộc sống của khách hàng". Chính mô hình kinh doanh này đã khiến Amazon hoạt động khác hẳn so với những công ty cùng ngành.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận