Làm việc từ xa, đo nhiệt độ, cách ly: Doanh nghiệp Trung Quốc “oằn mình” đối phó với dịch Covid-19

Làm việc từ xa, đo nhiệt độ, cách ly: Doanh nghiệp Trung Quốc “oằn mình” đối phó với dịch Covid-19

Làm việc từ xa, đo nhiệt độ, cách ly: Doanh nghiệp Trung Quốc “oằn mình” đối phó với dịch Covid-19

Ảnh minh họa: Internet

Quan chức nhà nước đưa ra nhiều hướng dẫn cho các công ty khi kỳ nghỉ Tết kết thúc và hàng triệu người quay lại làm việc. Nhiều quận yêu cầu doanh nghiệp phải kiểm tra nhiệt độ nhân viên đi làm. Các hướng dẫn khác cụ thể hơn, chẳng hạn một quận tại Thâm Quyến yêu cầu doanh nghiệp nào có nhiều lao động nhập cư phải thiết lập khu vực cách ly cho những ai vừa trở về từ "vùng dịch".

Tính đến ngày 13/2, lục địa Trung Quốc đã có 1.353 người tử vong vì Covid-19, phần lớn nằm tại “tâm dịch” Hồ Bắc, nơi cuộc sống bị đình trệ. Dù vậy, tại các khu vực khác của Trung Quốc, một số công ty lớn đang cố phục hồi, đi kèm với các biện pháp phòng vệ nghiêm ngặt. Số khác vẫn đóng cửa.

Hôm 10/2, thủ phủ của Huawei tại Thâm Quyến với khoảng 40.000 nhân viên đã mở cửa. Mỗi buổi sáng, người lao động phải cung cấp chi tiết về thân nhiệt, nơi lưu trú trong 2 tuần qua. Tại các văn phòng và bãi đỗ xe, Huawei cũng lập chốt đo nhiệt độ. Khẩu trang, nước rửa tay được phân phát mọi nơi.

Tencent cũng đặt trụ sở tại Thâm Quyến. Công ty cho biết nhân viên tại đại lục làm việc ở nhà từ 10/2 và tiếp tục duy trì trong ít nhất 2 tuần tới. Văn phòng tại Hồng Kông dự định mở lại từ tuần sau. Người phát ngôn Tencent khẳng định sức khỏe và an toàn của nhân viên là điều quan trọng nhất.

Nhiều hãng khác thực hiện cách tiếp cận tương tự. Nhóm của Microsoft tại Trung Quốc ở lại nhà thêm ít nhất 1 tuần nữa còn văn phòng Hồng Kông vẫn hoạt động như bình thường. Didi, Audi kéo dài hoạt động làm việc từ xa đến hết ngày 14/2. Alibaba đề nghị nhân viên ở nhà thêm 1 tuần.

Nhà sản xuất drone DJI yêu cầu nhân viên làm việc ở nhà cho đến khi có thông báo tiếp theo. Vài hãng cho nhân viên quay lại văn phòng nhưng kèm theo điều kiện nghiêm ngặt. Baidu, công cụ tìm kiếm Internet hàng đầu Trung Quốc, nói dần dần mở lại các văn phòng từ 10/2 nhưng nhân viên đi làm “phải đáp ứng điều kiện cách ly và chỉ có thể quay lại trụ sở sau khi được phê duyệt”.

Các nhà sản xuất ô tô đang đau đầu với thời gian cho nhân viên quay lại làm việc. Chẳng hạn, Toyota cân nhắc mở nhà máy Trung Quốc vào 10/2 nhưng lại tiếp tục đóng thêm 1 tuần. General Motors cho biết sẽ khôi phục hoạt động tại Trung Quốc từ 15/2, căn cứ vào các yếu tố như an toàn nhân viên, sự sẵn sàng của chuỗi cung ứng và nhu cầu hàng tồn kho.

Theo Dane Anderson, Phó Chủ tịch kiêm Quản lý khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của hãng nghiên cứu Forrester, sự bối rối về cách quản lý nhân sự giữa dịch bệnh là hoàn toàn có thể đoán được do không có sự chuẩn bị. Ông cho rằng hầu hết doanh nghiệp chỉ tập trung vào kế hoạch duy trì kinh doanh dựa trên các tổn thất như nhà máy, công nghệ hay nhân lực mà không phải hoàn cảnh như dịch Covid-19. Điều không may là họ phải vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm, dẫn đến nhiều hoang mang hơn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận