Phim về Mark Zuckerberg 8 năm trước chứa điềm báo của Facebook

Phim về Mark Zuckerberg 8 năm trước chứa điềm báo của Facebook

Năm 2010, những gì tôi biết về Facebook lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh rộng. Ngược về quá khứ để đến sân vận động AMC Mountainside 10 trên đường 22 New Jersey, nơi lần đầu tiên tôi xem bộ phim “The Social Network”.

Thời điểm đó, tôi thấy Mark Zuckerberg là một người trẻ tuổi đang đương đầu với những người ngăn cản anh ấy phát triển. Zuckerberg là nhân vật chính của bộ phim, hướng nội và không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Sự đồng cảm của tôi khi tôi xem bộ phim “The Social Network” 8 năm trước và bây giờ đã hoàn toàn thay đổi. Sau nhiều “tour xin lỗi” của Zuckerberg, tôi cảm nhận bộ phim này một cách hoàn toàn khác.

Phim ve Mark Zuckerberg 8 nam truoc chua diem bao cua Facebook hinh anh 1
Mark Zuckerberg không phát triển Facebook từ những ngày đầu bằng cách xâm phạm quyền riêng tư của những nữ sinh Đại họ Harvard. Ảnh: The New York Times. 

Khi xem lại bộ phim, tôi nhận ra Zuckerberg không bắt đầu Facebook với những mục đích cao thượng như “sứ mạng làm cho thế giới mở và kết nối hơn” như cách mà anh ấy vẫn nói trong suốt thời gian gần đây.

Thực tế, Zuckerberg bắt đầu xây dựng “đế chế’ của mình một cách vụng về với Facemash.com, một trang web khuyến khích các nam sinh cùng trường tại Harvard “chấm điểm” những nữ sinh qua hình ảnh của họ.

Bộ phim cho thấy Zuckerberg xây dựng Facebook bằng cách xâm nhập vào các trang web của Đại học Harvard để đánh cắp hình ảnh của các bạn nữ. Harvard gọi đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư và đưa Zuckerberg ra hội đồng kỷ luật. Điều này buộc CEO Facebook phải hủy nền tảng Facemash và công khai xin lỗi.

Mỗi bộ phim luôn cần sự góp sức của những diễn viên phụ. Biên kịch Aaron Sorkin và đạo diễn David Fincher đã “đo ni đóng giày” cho anh em song sinh nhà Winklevoss.

Giờ đây, cặp song sinh không cảm thấy quá hối hận vì  Zuckerberg đã cuỗm đi ý tưởng về mạng xã hội của mình. Những ý tưởng đầu tiên ấy đang dần tệ đi bởi tham vọng của Zuckerberg.

Sorkin và Fincher có quyền tự do phóng tác với các sự kiện trong bộ phim. Tuy vậy “The Social Network” vẫn dựa trên các sự kiện có thật. Nhiều sự kiện xuất hiện trong bộ phim được tả lại trong cuốn “The Accidental Billionaires”, một cuốn sách xuất bản năm 2009 của nhà báo Ben Mezrich.

Trong cuốn sách đó, Zuckerberg xuất hiện như một ông trùm công nghệ mới nổi, quan tâm đến việc phát triển sản phẩm của mình hơn việc những người xung quanh chịu tổn thương.

Xem bộ phim tại chỗ ngồi trong sân vận động 8 năm trước, tôi - một cậu bé 19 tuổi nghĩ mình đã nạp vào đầu những kiến thức khó hiểu. Nhưng khi xem lại nó vào năm 2018 tôi thấy mọi thứ quá quen thuộc.

Nó giống những bê bối nghiêm trọng của Facebook như can thiệp kết quả bầu cử Mỹ, hay kích động thù hằn dân tộc tại Myanmar. Sau khi bị phát hiện, CEO Facebook hay một người đại diện công ty sẽ “thề sống thề chết” sẽ sửa đổi và làm mọi thứ tốt hơn. Nhưng sau đó, khi dư luận dịu đi, chuỗi sai lầm mới sẽ tiếp tục.

Mô tuýp này lặp lại hồi tuần trước khi New York Times công bố một bài điều tra chi tiết 6.000 từ. Bài điều tra phơi bày nỗ lực của Facebook trong việc điều hướng dư luận, tránh làn sóng tẩy chay của người dùng khi lan truyền những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

Đáp lại bài báo hôm thứ bảy, Facebook im lặng suốt ngày chủ nhật. Sau đó họ phản hồi một cách phòng thủ.

“Thực tế của việc điều hành một công ty 10.000 người là bạn không thể biết điều gì đang xảy ra”, Zuckerberg nói hôm 15/11.

Đó thật sự là một lời giải thích khó hiểu bởi nó đi ngược lại những gì Zuckerberg và Sandberg - COO Facebook nói cách đây không lâu. Họ thề rằng sẽ minh bạch, quản lý nền tảng của họ tốt hơn để ngăn chặn các thông tin sai lệch, vi phạm quyền riêng tư và kích động bạo lực.

Không gì có thể chứng minh rõ ràng sự minh bạch của họ hơn bài báo của New York Times. Minh bạch là khi Facebook thuê Definers Puplic Affairs, những người được biết đến với tên gọi “lãnh chúa của nghệ thuật đen tối” trong giới nghiên cứu chính trị để định hướng dư luận.

Minh bạch cũng là khi Facebook cung cấp những mẫu quảng cáo công kích nhà tài trợ chính trị George Soros - một nhân vật nổi bật trong các nhóm chống Do Thái, người đứng sau liên minh chỉ trích Facebook.

Phim ve Mark Zuckerberg 8 nam truoc chua diem bao cua Facebook hinh anh 2
Zuckerberg và Sheryl Sandberg cho rằng họ không hề hay biết những trò bẩn của Definers. Ảnh: Getty.

Facebook được cho đã quảng cáo những mẫu ảnh chế miêu tả ông Soros là nhà tài trợ cho đoàn người nhập cư vào Mỹ. Người nhập cư được Tổng thống Trump gọi là mối đe dọa với an ninh quốc gia. Facebook bị phát hiện đã cố lan truyền những thông tin sai lệch về ông Soros như vậy nhằm bêu xấu những người chống lại mình.

Trong những phát biểu gần đây của mình, Zuckerberg nói Facebook đã ngừng làm việc với Definers. Đồng thời ông và Sandberg đề không biết gì về những trò “chơi bẩn” kia.

Trong phân cảnh cuối cùng của” The Social Network”, một luật sư đã khuyên Zuckerberg nên xoa dịu Winklevoss và Eduardo Saverin, hai đồng sáng lập ý tưởng ban đầu của Facebook, những người đã tố cáo anh ta.

Nhưng mãi đến năm 2010 Zuckerberg mới làm điều đó với khoảng tiền 65 triệu USD cùng 1,2 triệu cổ phiếu Facebook đền bù cho anh em nhà Winklevoss. Đó là việc Zuckerberg phải làm để tiếp tục phá bỏ mọi rào cản ngăn sự phát triển “đế chế" Facebook.

Bộ phim kết thúc bằng cảnh Mark Zuckerberg liên tục F5 màn hình laptop của mình - như điềm báo rằng sai lầm của Zuckerberg và Facebook sẽ tiếp tục được lặp lại.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận