Ưu đãi công nghệ cao – bài học từ mô hình Thâm Quyến

Ưu đãi công nghệ cao – bài học từ mô hình Thâm Quyến

Ưu đãi công nghệ cao – bài học từ mô hình Thâm Quyến

Trong vài năm qua, “đổi mới” là một từ được chính phủ Trung Quốc sử dụng rất nhiều trong các văn bản chính thức. Đơn cử, chỉ riêng với bản “Kế hoạch 5 năm” mới nhất, người ta phát hiện ra hơn 70 từ “đổi mới”.

Và nói đến một Trung Quốc đổi mới, không thể không đề cập đến Thâm Quyến.  

Thâm Quyến – Vùng đất “mới nổi” của Trung Quốc

Chỉ ba thập kỷ trước đây, thành phố này là một thị trấn đánh cá nhỏ,  chỉ có khoảng 20.000 người dân. Vào năm 1980, nó đã được hoạch định để trở thành đặc khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. Sau khi trở thành SEZ, các nhà đầu tư đua nhau đến thành phố này, biến nó trở thành một trung tâm sản xuất điện tử.

Đến nay, Thâm Quyến sở hữu rất nhiều “gã khổng lồ” về công nghiệp công nghệ cao cùng vô số các công ty chuyên sản xuất linh kiện như điện thoại thông minh, máy in 3D và robot. Những cái tên như Huawei, ZTE, Tencent… đã vượt qua biên giới quốc gia này để được ghi nhận như là những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. 

Tính đến năm 2015, GDP của thành phố đạt 270 tỷ USD. Theo Bloomberg, quận Nanshan của Thâm Quyến bây giờ chính thức là địa phương giàu nhất Trung Quốc. Hai năm trước, quận này có GDP bình quân đầu người là  49,000 USD, cao hơn cả Hồng Kông. Thâm Quyến cũng là một trong ba thị trường chứng khoán lớn nhất của Trung Quốc và đứng thứ 8 thế giới.

Chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài

Có thể thấy, chính quyền Thâm Quyến đã và đang chi rất nhiều tiền nhằm “hút” chất xám về thành phố.

Cụ thể, để thúc đẩy vị thế của Thâm Quyến như một thành phố của sự đổi mới, năm vừa qua, chính quyền thành phố đã chi khoảng 680 triệu USD nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao. Cùng đó, theo Forbes, các chuyên gia và nhà khoa học tại Thâm Quyến có thể được thanh toán các đề tài lên đến 6 triệu Yên Nhật hoặc 920 ngàn USD.

Đặc biệt, không chỉ hướng tới những nhân sự đã thành danh, họ cũng tìm cách phát triển và bồi dưỡng những sinh viên mới tốt nghiệp. Thâm Quyến có chính sách cung cấp nhà ở và mức lương hơn 2300 USD/tháng cho người có trình độ cử nhân. Nếu bạn có bằng thạc sĩ hoặc thậm chí là một tiến sĩ, con số đó có thể là 3.800 USD hay  5400 USD. Hơn thế, chính quyền Thâm Quyến cho biết đang thực hiện kế hoạch xây dựng hơn 10.000 căn hộ sẵn trong 5 năm tiếp theo để làm nơi lưu trú cho các chuyên gia.

Từ Thâm Quyến đến một Trung Quốc khác

Có thể nói, Thâm Quyến đang đại diện cho một Trung Quốc mới, đậm chất công nghệ hiện đại mà dễ dàng nhận ra nhất là ngành thương mại điện tử (TMĐT) và thiết bị điện tử.

Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành thị trường TMĐT lớn nhất thế giới với hơn  900 triệu USD doanh thu dự kiến trong năm nay. 

Người tiêu dùng Trung Quốc đang nhanh chóng chuyển từ truyền thống sang mua sắm trực tuyến, khiến “tỏa sáng” như một ngành tăng trưởng cao với cái tên đã nổi tiếng toàn cầu là Alibaba. Được biết, tập đoàn TMĐT này có được thành công nhờ một cái tên xuất phát từ Thâm Quyến: Cainiao. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu cần cho Alibaba, Cainiao hiện đang sở hữu hơn 180.000 trạm giao hàng trên toàn quốc. Gần đây, công ty này cũng đã mở rộng các trung tâm phân phối thực phẩm tươi sống trên trên toàn Trung Quốc. Gần đây, Cainiao tuyên bố trong vòng 5 năm tới, nó sẽ được đầu tư thêm 16 tỷ USD để mở rộng mạng lưới. Sự phát triển trong lĩnh vực hậu cần sẽ góp sức cho việc mở rộng thị trường TMĐT của Trung Quốc.

Còn đối với các nhà sản xuất thiết bị. Chỉ mới vài năm trước đây, các nhà sản xuất địa phương của Trung Quốc được cho những kẻ giả mạo với các sản phẩm nhái, rẻ hơn rất nhiều thì ngày nay, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đã đường đường chính chính chiếm 6 vị trí trong bảng xếp hạng 10 thương hiệu thiết bị lớn nhất thế giới, trong đó Huawei, ZTE hay Tencent đều là những doanh nghiệp bước ra từ Thâm Quyến.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận