[Học chụp ảnh] Lý thuyết về màu sắc - Tìm hiểu màu sắc từ nguồn sáng & cân bằng trắng của máy ảnh

[Học chụp ảnh] Lý thuyết về màu sắc - Tìm hiểu màu sắc từ nguồn sáng & cân bằng trắng của máy ảnh

Để thể hiện màu sắc một cách trung thực, điều quan trọng nhất là lưu ý đến màu sắc của nguồn sáng (hướng ánh sáng tới) trong cảnh chụp.

Khi đeo kính màu, tất cả những gì ta nhìn thấy bằng mắt đều nhuốm màu. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta bước vào một căn phòng được chiếu sáng bằng đèn màu. Ngay khi đó, nhờ kinh nghiệm có từ trước, não người nhận biết các đối tượng thông thường như cây cối, đám mây, da người có màu gì, và hệ thống thị giác lần lượt thích nghi với các điều kiện chiếu sáng mới, và màu sắc trông có vẻ bình thường. Cách mà não bộ thích nghi với các điều kiện chiếu sáng như vậy đã được các máy ảnh kỹ thuật số tái hiện qua chức năng (tự động) cân bằng trắng.

Màu sắc nhìn thấy được là gì?

Ánh sáng có thể nhìn thấy được là một loại sóng điện từ. Hẳn là sẽ chẳng có gì đáng chú ý, nếu nó không làm cho mắt chúng ta phải điều tiết theo. Mắt người giống như chiếc ăng-ten máy thu thanh, trừ việc nhạy bén với một dải tần số khác nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng trong phạm vi bước sóng khoảng 380mm đến xấp xỉ 700mm. Dải bước sóng đó được gọi là phổ màu có thể nhìn thấy và được bao bọc bởi tia cực tím và tia hồng ngoại.

Mô tả về các màu sắc mắt người có thể nhìn thấy dựa vào tỉ lệ các màu cơ bản Đỏ, Lam và Lục cần thiết để có được cùng cảm nhận thị giác. Qua năm tháng, một số hệ thống đo màu, phương thức sắp xếp và xác định màu sắc bằng những thuộc tính đặc trưng, đã được triển khai. Đồ thị kết tủa màu được phát triển vào năm 1931, do Uỷ Hội Quốc Tế về Chiếu Sáng (CIE, từ tiếng Pháp : Comission Internationale pour l’Éclairage) là một công cụ vẫn đang được sử dụng rộng rãi khi nói đến các không gian màu.

Theo biểu đồ kết minh hoạ màu CIE (CIE chromaticity diagram 1931) dành cho hệ thống màu XYZ, một tập hợp các điểm (quỹ tích) có thể xác định, mô tả màu sắc nhìn thấy được của một vật thể đen toả nhiệt (một đối tượng màu đen không phản chiếu). Đường cong hình thành bởi những điểm như thế được gọi là quỹ tích Planck.

Bằng cách sử dụng các giá trị từ màu sắc trùng với đồ thị, ta có thể vẽ thành không gian ba chiều vị trí tất cả các màu trong phổ màu, có lượng màu Đỏ, Lam và Lục trên ba trục tương ứng. Điểm gốc (0) là điểm đen ở đó không có màu Đỏ, Lam và Lục.

Các nhận xét về đồ thị kết tủa màu của CIE năm 1931 :
  • Điểm mà ở đó x = y = 1/3 được gọi là màu trắng tham chiếu (E trắng).
  • Các toạ độ x và y đều nhân tạo. Chúng không đại diện cho các màu thực.
  • Đồ thị kết tủa màu của CIE năm 1931 đại biểu cho tất cả các màu có thể nhìn thấy được ở độ sáng nhất.
  • Đó là thành phần của không gian màu CIE-XYZ. Hãy nghĩ về đồ thị như phần đỉnh của không gian màu CIE-XYZ. Các phần khác đều có cùng màu và độ bão hoà nhưng sẫm hơn. Các phần ấy đều tập trung trên trục z.

2000px-CIE-1931_diagram_in_LAB_space.png

Chúng ta quan sát thực tế

Khi nhiệt độ của một vật thể màu đen tăng dần lên, ánh sáng nó phát ra sẽ chuyển dần từ đỏ sang vàng rồi đến trắng, và khi nhiệt độ lên quá cao là màu lục. Dựa theo các quan sát đó, nhiệt độ của một màu (thường dựa vào nguồn sáng) được xác định là nhiệt độ mà ở đấy, vật thể đen toả hơi nóng phát ra ánh sáng mang màu đó. Khái niệm về nhiệt độ màu là một điều gì đó không thuộc về trực giác, bởi vì chúng ta luôn quy cho màu hơi xanh là mát và màu vàng-hơi đỏ là ấm. Với nhiệt độ màu thì không như vậy. Trong biểu đồ dưới đây, các đường thẳng biểu thị cho phương vị của các màu có cùng nhiệt độ. Tất cả các màu nằm trên đường 6000K có chung nhiệt độ nhưng tỉ lệ màu xanh và màu đỏ thẫm chính là cái tạo ra sự khác biệt. Tỉ lệ bên phải minh họa một cách tương đối nhiệt độ màu của các nguồn sáng thông thường khác nhau.

PlanckianLocus.jpg


Dãy màu trong nhiếp ảnh

Trong nhiếp ảnh, dãy màu của các nguồn sáng rất rộng. Hãy nghĩ đến ánh sáng vào một buổi chiều tà, hoặc một bầu trời u ám, hoặc một bóng đèn halogen. Nhờ vào cái được gọi là cân bằng trắng mà việc bù thêm màu cho nguồn sáng có thể được áp dụng sao đó để cuối cùng ảnh chụp sẽ trông giống như chủ thể được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng của mặt trời (tương đương khoảng 5200 - 6000K). Dĩ nhiên có những trường hợp như chụp đèn nê-ông hay pháo hoa, hoặc để có những hiệu ứng nhiếp ảnh đặc biệt, người ta sẽ chủ động giữ lại hoàn toàn, hoặc một phần màu của nguồn sáng đó.

Thay đổi White Balance
Vậy, điều gì xảy ra khi người ta thay đổi cân bằng trắng (WB) trong máy ảnh hoặc trong phần mềm xử lý RAW?

Cân bằng trắng tự động
  • Với chức năng cân bằng trắng tự động (AWB) sẽ phân tích cảnh chụp và so sánh nó với một loạt các tham số được lưu trong bộ vi xử lý của máy ảnh và chọn ra những thông số phù hợp nhất với thể loại cảnh chụp. Kết quả của tiến trình ấy là máy sẽ ước lượng được loại phong cảnh nào đang được nhắm đến và có những màu sắc nào. Từ đó máy sẽ thay đổi điểm trắng trên quỹ tích Planck và tỉ lệ màu lục-đỏ thẫm của tất cả các màu nhằm đạt đến một sự tương đồng giữa hình ảnh đã được chỉnh sửa bằng cân bằng trắng và hình ảnh tham chiếu ở bên trong máy đã được chọn như một hình mẫu.
  • Việc thiết lập trước các cài đặt về cân bằng trắng cũng hoạt động với cơ chế tương tự ngoại trừ cảnh chụp không được phân tích và so sánh với dữ liệu, mà thay vào đó là các màu sắc và điểm trắng được thay đổi bằng cách sử dụng các giá trị được chủ động xác định trước.
Cân bằng trắng thủ công (Preset)
  • “Cơ chế cân bằng trắng thủ công” có trên các máy ảnh giúp người sử dụng dễ dàng tạo ra một tiến trình cân bằng trắng phù hợp với các điều kiện ánh sáng chính xác. Điều cần thiết là bạn phải có một bìa màu trắng hoặc xám trung tính (không phản chiếu là tốt nhất) được chiếu sáng bởi nguồn sáng tương ứng cần thiết cho máy ảnh đo lường nhiệt độ màu. Việc này đòi hỏi phải giữ bìa ở phía trước ống kính sao cho nó bao phủ phần trung tâm của khung ảnh và nhấn phím cân bằng trắng hoặc phím tương ứng. Bấy giờ máy ảnh sẽ phân tích hình ảnh (và màu sắc mà nó nhìn thấy có lẽ sẽ không phải là màu xám thuần nữa mà có thể là loại màu mang ít nhiều tính bão hoà) rồi máy ảnh bù đắp sao đó để sau khi xử lý, mảng hình sẽ có đúng màu xám. Phương pháp cân bằng trắng chính xác như vậy cho ra những kết quả hết sức tuyệt diệu do nó loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng do màu sắc của nguồn sáng gây ra, thực sự làm cho bức ảnh trông giống như được chụp giữa phong cảnh được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời ban trưa (ánh sáng trắng).
  • Thực hiện cân bằng trắng trong một phong cảnh mà ở đó có nhiều loại nguồn sáng khác nhau (mang các nhiệt độ màu khác nhau) có thể là rất khó nhưng đồng thời những cảnh như thế lại là những đối tượng chụp hết sức kỳ vĩ. Để thí dụ, bức ảnh dưới đây cho thấy giá trị nghệ thuật của một bức tượng cẩm thạch khá nổi tiếng minh hoạ việc cân bằng trắng có thể thay đổi cách nhìn và phong thái của một bức hình ra sao.
  • Ở đằng sau phía bên phải tượng nữ thần Vénus là một cửa sổ để lọt vào ánh sáng trắng và ánh sáng phản chiếu lại hoàn toàn màu cam. Khi chọn thiết lập cân bằng trắng để chuyển cho ánh sáng vàng trở thành trắng hơn, thì ánh sáng trắng thích hợp đang chiếu sáng hậu cảnh trở nên xanh hơn. Dĩ nhiên, sở thích có thể là khác nhau, nhưng nói chung, một bức tượng trắng với hậu nền màu xanh thì cuốn hút hơn một bức tượng màu vàng nhạt với một hậu cảnh màu trắng.
venus.jpg

Có rất nhiều vấn đề xảy ra với việc cân bằng trắng do trong nhiều trường hợp nguồn sáng không xuất phát từ một vật thể đen nóng phát sáng (Mặt trời, chẳng hạn). Việc phân loại các vật cố định phát sáng cho ra ánh sáng trắng, như chúng ta đang có hiện nay một dải quang phổ không liên tục. Nguồn sáng cũng có thể được phản chiếu lại từ các mặt phẳng mang nhiều màu. Tất cả điều đó dẫn đến hiện tượng màu xanh hoặc đỏ thẩm lệch ra khỏi quỹ tích Planck. Mục đích của việc kiểm soát sắc những thái khác nhau của màu sắc trong đa số các phần mềm chuyển đổi RAW nhằm giúp cho người chụp ảnh có thể bù lại độ lệch kia bằng cách thay đổi nhiệt độ màu. Như vậy, trong máy ảnh có chức năng cân bằng trắng tự động, các thuật toán có thể rất phù hợp với một số tình huống được chiếu sáng nhưng lại lại hết sức khó sử dụng trong các tình huống khác.​

Khi màu sắc được số hoá

Quang phổ có thể được phân chia vô tận, nghĩa là nếu ta chọn hai màu trong quang phổ, thì có vô số các màu giữa chúng. Đối với các hệ thống kỹ thuật số, điều này được thực hiện bằng cách chọn lấy một không gian màu, chuyển đổi nó từ một không gian liên tục sang một không gian ngắt quãng.

Khi xem xét trên dãy của MacAdam (các màu ngắt quãng chỉ được tách xa trong phạm vi khác biệt tối thiểu có thể nhận ra được) và những đòi hỏi lưu trữ, có thể kết luận rằng 16,7 triệu màu rời rạc xuyên qua một không gian màu RGB là đủ. Quả thật, con số là 224, hoặc chính xác hơn là 2(8+8+8) với mỗi trị số 8 đại diện cho 8 ‘bit’ dữ liệu của từng màu cơ bản.

Chúng ta đang bàn đến số lượng các màu sắc riêng rẽ mà không gian màu bị phân chia thành độ sâu màu. Trong trường hợp ở trên (vốn là quy tắc dành cho hình ảnh kỹ thuật số), độ sâu màu là 8-bit hoặc 24-bit (3 lần 8).

Độ sâu màu 8-bit hoàn toàn thích đáng với hầu hết các tình huống có sử dụng sRGB. Khi hoạt động với những không gian gam màu rộng hơn vẫn giữ nguyên độ sâu màu, thì kết quả sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ hạt lớn hơn. Điều này tới lượt nó dẫn đến việc giãn lớn, vốn cũng có thể xảy ra khi xử lý quá trớn các hình ảnh trong những không gian gam màu hẹp. Tiêu tốn bộ nhớ và năng lực xử lý, thì các màu có thể được hiển thị với 16 bit cho từng kênh, dẫn đến một độ sâu màu 16 bit (hoặc 48 bit). Bằng cách hoạt động với một độ sâu màu mở rộng, những hiệu ứng trên đây đều bị triệt tiêu.

Nhằm chứng minh về các giới hạn của màu 8-bit, thí dụ dưới đây minh hoạ một gam màu rộng và một gam màu hẹp trong một không gian màu tưởng tượng sẽ bị cắt nhỏ thành các màu rời rạc khi sử dụng 8-bit và 16-bit như thế nào. Những chỗ khác nhau đều được phóng lớn nhằm chứng minh cho quan điểm nói trên.

bitdepth.png

Giả sử một bức hình chụp cảnh mặt trời lặn có dày đặc những chỗ đậm màu vàng. Khi làm việc với không gian gam màu hẹp và độ sâu 8-bit, thì có rất nhiều những chỗ vàng như thế. Và như vậy không xảy ra hiện tượng giãn lớn.

Nếu giữ nguyên độ sâu màu 8-bit nhưng khi chuyển sang không gian gam màu lớn hơn, thì dải màu vàng lập tức bị giảm đi bởi vì cần nhiều ‘bit’ hơn để hiển thị màu xanh lục và màu đỏ. Muốn giữ nguyên trạng các phần sắc màu vàng, chúng ta cần phải chuyển sang độ sâu màu16-bit. Thí dụ trên đây còn cho thấy ngược lại việc chuyển sang 16-bit trong không gian có gam màu nhỏ hơn cũng không cải thiện được tình huống.





Tham khảo: colorsystem
Hình biểu đồ: wikipedia​
 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận