Facebook phân trần vụ phát trực tiếp cảnh giết người

Facebook phân trần vụ phát trực tiếp cảnh giết người

Đoạn video dài chưa đầy một phút, ghi lại cảnh tên giết người Steve Stephens, 37 tuổi, lái xe chậm rãi, nói chuyện với một người phụ nữ trong xe trước khi dừng lại và tuyên bố: “Tôi đã tìm thấy người để giết. Tôi sắp giết người này ngay tại đây”. Rồi chỉ trong vòng vài giây ngắn ngủi, một cảnh tượng kinh hoàng đã xảy ra và được phát trực tiếp cho hàng ngàn người xem.

Facebook phân trần vụ phát trực tiếp cảnh giết người ảnh 1Hình ảnh đối tượng Steve Stephens trong video hắn phát trực tiếp trên Facebook.
Cảnh sát cho biết nạn nhân là cụ ông Robert Godwin, 74 tuổi. Ông bị giết ngay trên đường phố Cleveland, bang Ohio, Mỹ. Hung thủ hiện đang bị cảnh sát truy lùng gắt gao. Tên này cũng tuyên bố đã giết chết 13 người, nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng. Điều đáng nói là hung thủ đã chọn một người ngẫu nhiên để ra tay rồi phát trực tiếp cảnh tượng rùng rợn đó trên trang cá nhân.

Sự việc một lần nữa đặt ra câu hỏi liệu ứng dụng phát trực tiếp Facebook Live có hoạt động đúng như cam kết ban đầu của nhà cung cấp rằng sẽ phản ánh những gì “con người nhất”.

Gần một năm trước, khi ra mắt ứng dụng phát video trực tiếp của Facebook, nhà sáng lập Mark Zuckerberg tuyên bố: “Chúng tôi xây dựng nền tảng công nghệ lớn này để tiếp cận và hỗ trợ phản ánh bất cứ điều gì con người nhất, cảm xúc nhất và nguyên bản nhất theo cách giao tiếp con người muốn”.
Nhưng ngoài một số thành công nhất định, Facebook vô tình cung cấp một phương tiện truyền thông không được kiểm soát. Facebook Live đã phát đi cảnh bắn chết cảnh sát, hãm hiếp, tra tấn và tự tử.
Mặc dù những kẻ sát nhân sau đó đều bị nhân chứng tố cáo và bắt giữ song các nạn nhân đều bị giết chết trước sự chứng kiến của rất nhiều người, còn các vụ tự tử được phát trực tiếp nhiều đến nỗi Facebook phải xem xét đưa ra những công cụ phát hiện, ngăn chặn tự tử trên ứng dụng.
Facebook không phải là công ty đầu tiên đau đầu về việc những video bạo lực bị phát tán. Năm 1974, nữ biên tập viên truyền hình người Mỹ Christine Chubbuck tự sát ngay khi đang lên sóng truyền hình. Sự việc đã gây chấn động dư luận Mỹ thời điểm bấy giờ, và các nhà sản xuất không kịp ngăn việc phát sóng những hình ảnh đó.
Facebook cũng đang làm điều tương tự khi gỡ đoạn video của Stephen ngay sau khi nó được phát trong thời gian ngắn, đồng thời khoá tài khoản của tên này.
“Đây là một tội ác tày trời và chúng tôi không cho phép loại nội dung này tồn tại trên Facebook’, đại diện Facebook nói.
Tuy nhiên, Facebook là mạng xã hội mở phân cấp với sự tham gia của hàng triệu “phóng viên” tự do có khả năng tiếp cận rộng rãi, nên dù đoạn video trên có bị gỡ xuống thì hàng ngàn người cũng đã xem và nó vẫn tiếp tục tồn tại trên những trang web khác của internet.
Facebook phản đối việc sử dụng các thuật toán để kiểm duyệt nội dung video trước khi chúng được phát đi không chỉ bởi điều này vi phạm bản quyền mà việc lập trình máy tính để xác định thời gian thực hay tội phạm là rất khó.
Facebook chủ yếu dựa vào chế độ cho phép người dùng báo cáo những nội dung không phù hợp. Nhưng việc này không thể thực hiện đối với những video phát trực tiếp. Các nhân viên Facebook cũng không xem được nội dung trước khi nó được phát.
Theo Wired

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận