Vi xử lý Intel Ice Lake tiến trình 10 nm đã xuất hiện

Vi xử lý Intel Ice Lake tiến trình 10 nm đã xuất hiện

Theo Wired, Intel Lần đầu hé lộ thông tin về con chip 10 nm trên sân khấu CES 2019 hồi tháng 1, hãng đã thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng đối với sản phẩm đầy tiềm năng này.

Theo đó, sau gần 6 tháng, nhà sản xuất chip xử lý lớn nhất thế thời đã giữ đúng lời hứa, chính thức cho ra mắt các CPU Ice Lake thế hệ thứ 10 đi kèm nhiều cải tiến. Cụ thể, đồ họa Gen 11, công nghệ Intel Deep Learning Boost (tăng cường học sâu), 9 đến 15W TDP, hỗ trợ Wi-Fi 6 và Thunderbolt 3 nhằm giúp những người dùng chuyên sâu có thể tận dụng được tối đa khả năng trên máy tính xách tay và PC cao cấp của mình.

Vi xử lý Intel Ice Lake tiến trình 10 nm đã xuất hiện ảnh 1
Intel đã thành công với tiến trình 10 nm. Ảnh: Wired.
Bộ vi xử lý này là bước tiến quan trọng đối với Intel sau nhiều năm trì hoãn và vật lộn với tiến trình 10 nm. Intel ban đầu dự định giới thiệu bộ vi xử lý 10 nm, được đặt tên là Cannon Lake từ năm 2016. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tài chính và công nghệ đã khiến kế hoạch này bị trì hoãn. Chính những khó khăn này đã khiến nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới liên tục gặp vấn đề với tiến trình chế tạo 10 nm nên phải kéo dài việc duy trì tiến trình 14 nm cho các CPU Intel Core thế hệ thứ 9.

Tại CES 2019, Intel tuyên bố sẽ trình làng CPU 10 nm đầu tiên của mình và cuối cùng họ cũng đã giữ lời. Công ty cũng không quên khẳng định lại các lô Ice Lake 10 nm đầu tiên sẽ đảm bảo được giao đúng hạn cho các nhà nhà sản xuất và những chiếc máy tính sử dụng bộ xử lý Ice Lake đầu tiên sẽ lên kệ vào cuối năm 2019.

Thông số kỹ thuật

Vi xử lý Intel Ice Lake tiến trình 10 nm đã xuất hiện ảnh 2
Thông số kỹ thuật của các vi xử lý Intel Ice Lake. Ảnh: Intel.
Với thế hệ Ice Lake, 2 chữ cái đầu luôn là "10" và đơn giản chúng chỉ có ý nghĩa là bộ xử lý Ice Lake thế hệ thứ 10 của Intel với các ưu điểm như đồ họa nhanh hơn, thời lượng pin tốt hơn khi xem video HEVC, nhưng cũng có xung nhịp nền thấp hơn trước đây.
Còn nếu chữ số đầu là "9" hoặc "8", bạn đang thấy một bộ xử lý đời cũ hơn của Intel. Chữ số thứ 3 trong tên gọi của chip thường cho thấy thứ bậc về tốc độ của bộ xử lý. Ví dụ, chip Core i7-1065G7 sẽ có xung nhịp cao hơn khoảng 100 MHz so với Core i5-1035G7 và có thể tăng tốc độ thêm 200 MHz nữa trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhưng chữ số thứ 4 còn quan trọng hơn chữ số thứ 3, bởi vì nó cho bạn biết dòng chip mà bạn đang thấy. "0" nghĩa là nó thuộc dòng chip Y tiêu thụ điện siêu thấp (9 W) dành cho laptop và tablet không quạt và thường không phù hợp với các tải công việc nặng. "5" nghĩa là chip dòng U tiêu thụ ít năng lượng (15 W) có hiệu năng mạnh hơn, và "8" là dòng chip mạnh nhất, tiêu thụ khoảng 28 W và là bộ xử lý duy nhất có hiệu năng nền từ 2 GHz và có thể tăng tốc lên hơn 4 GHz.
Cuối cùng, chip Ice Lake không có nghĩa đồ họa sẽ nhanh hơn trừ khi bạn thấy có chữ "G" ở cuối tên gọi của bộ xử lý. Đứng đầu sẽ là G7 dành cho Intel Iris Plus với 64 bộ thực thi (execution unit), với G4 sẽ có 48 bộ và G1 sẽ chỉ có 32 bộ. Nếu bạn muốn một bộ xử lý để chơi được tựa game e-sport với 1080p trên đồ họa tích hợp, bạn sẽ cần một bộ xử lý G7.

Gia Minh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận