Miếng bảo vệ màn hình iPhone có còn cần thiết?

Miếng bảo vệ màn hình iPhone có còn cần thiết?

iPhone hiện đại được trang bị kính có độ bền cao, được thiết kế để chống rơi, trầy xước và hao mòn hằng ngày mà không ảnh hưởng đến chất lượng màn hình. Ngoại trừ dòng iPhone SE, các mẫu iPhone 12 trở lên đều được trang bị Ceramic Shield - một loại kính được phát triển riêng cho Apple bởi Corning vốn nổi tiếng với kính Gorilla Glass trên nhiều smartphone Android.

Miếng bảo vệ màn hình iPhone có còn cần thiết?- Ảnh 1.

Miếng bảo vệ màn hình mang lại doanh thu khủng cho các nhà sản xuất

IMORE

Ceramic Shield được tạo ra bằng cách nhúng các tinh thể nano gốm vào kính thông qua quá trình kết tinh ở nhiệt độ cao, giúp kính bền hơn trước va đập và trầy xước. Nhưng liệu điều đó có đủ để bảo vệ màn hình iPhone hay chúng ta vẫn phải cần đến miếng bảo vệ màn hình? Hãy cùng khám phá để rút ra kết luận.

Vào năm 2022, thị trường miếng bảo vệ màn hình đã thu về doanh thu 50 tỉ USD, trong đó chỉ riêng Mỹ là 9,9 tỉ USD. Điều đó có nghĩa các nhà sản xuất miếng bảo vệ màn hình đang được hưởng lợi từ việc mà ai dùng smartphone cũng phải cần một cái, bởi nứt màn hình là loại hư hỏng phổ biến nhất với smartphone (theo nghiên cứu từ GadgetFix).

Một nhược điểm của miếng bảo vệ màn hình là không cho màn hình được sử dụng như dự định khi nó có thể tác động đến khả năng phản hồi và độ rõ nét của màn hình bằng cách làm cho nó phản chiếu nhiều hơn. Để chống lại điều này, người dùng thường tăng độ sáng màn hình, dẫn đến thời lượng pin ngắn hơn và tác động tiêu cực tích lũy theo thời gian.

Miếng bảo vệ màn hình iPhone có còn cần thiết?- Ảnh 2.

Hầu hết mọi người đều có cảm giác lo sợ màn hình iPhone bị nứt vỡ

DIGITALTRENDS

Có hai loại miếng bảo vệ màn hình là kính cường lực và kính lỏng. Kính cường lực là một tấm kính đặc được đặt trên màn hình. Kính lỏng chỉ là một chất lỏng được quét nhẹ lên màn hình và để khô. Một kính cường lực tốt mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất, nhưng chúng lại hơi dày. Kính lỏng khi khô sẽ mỏng hơn nhiều nhưng không bền bằng và nhiều nhà phê bình coi nó là “dầu rắn” thực sự có hại cho màn hình, tuy nhiên dường như đây là vấn đề không đáng lo, ít nhất theo thử nghiệm trên iPhone 13 trong suốt 2 năm vẫn không có vấn đề gì.

Trong khi đó, mức độ bảo vệ bổ sung từ kính bảo vệ hiện đại vẫn là một câu hỏi khó trả lời. Ceramic Shield đã được chứng minh cực kỳ bền trong các thử nghiệm thả rơi, trong khi ngay cả những miếng bảo vệ màn hình tốt nhất cũng gần như không có khả năng chống va đập.

Nhiều người thở phào khi miếng bảo vệ màn hình bị hỏng sau khi rơi, trong khi màn hình iPhone đắt tiền không bị hỏng, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa miếng bảo vệ màn hình đã giúp đỡ nó. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng hầu hết các tác động đủ mạnh để làm vỡ Ceramic Shield sẽ xuyên qua miếng bảo vệ màn hình. Có một ngưỡng nhỏ mà miếng bảo vệ màn hình tốt có thể hấp thụ vừa đủ để ngăn nó tiếp cận màn hình, giúp giảm tác động vào Ceramic Shield để nó 'sống sót', hoặc cũng có thể do Ceramic Shield đủ mạnh để miếng bảo vệ màn hình không còn quan trọng nữa. Dĩ nhiên, ngay cả một lượng nhỏ sự bảo vệ cũng tốt hơn là không có gì cả.

Miếng bảo vệ màn hình iPhone có còn cần thiết?- Ảnh 3.

Một màn thử thả rơi để xem khả năng chống chịu của màn hình Ceramic Shield trên iPhone 12

EVERYTHINGAPPLEPRO

Nhưng còn với các vết trầy xước? Tạo kính cứng hơn luôn là sự cân bằng giữa độ cứng và khả năng chống va đập. Nói chung, kính càng chống vỡ thì càng dễ bị trầy xước và Ceramic Shield thiên về khả năng chống rơi có nghĩa dễ xước. Ở đây, các vết trầy xước có thể bắt nguồn từ cách mang iPhone bên mình của mọi người. Nếu đặt iPhone trong túi với nhiều vật thể như chìa khóa, các vết trầy xước trên màn hình sẽ không tránh khỏi, vì vậy miếng bảo vệ màn hình là lựa chọn chính đáng.

Với chi phí cao của iPhone, việc mua miếng bảo vệ màn hình là điều cần thiết, đặc biệt khi nhìn vào chi phí sửa chữa bởi nó sẽ giúp màn hình thêm phần chắc chắn. Kết quả là, miếng bảo vệ màn hình iPhone vẫn có thể còn giá trị.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận