5G là điều kiện cần để ngành công nghiệp nội dung số phát triển

5G là điều kiện cần để ngành công nghiệp nội dung số phát triển

5G là điều kiện cần để ngành công nghiệp nội dung số phát triển

Hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa tại các nước Asean” diễn ra sáng nay tại Hà Nội

Hôm nay , trong khuôn khổ dự án hợp tác ASEAN, nhằm tăng cường nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển nội dung số bản địa góp phần tăng thương hiệu của ASEAN, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu-phát triển, sáng tạo và chuyển giao công nghệ giữa các nước ASEAN, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức Hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa tại các nước Asean”.

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược TT&TT cho biết Hội nghị được tổ chức nhằm thiết lập một diễn đàn chung cho đại diện các nước thành viên ASEAN đề xuất những kinh nghiệm, sáng kiến và xây dựng hướng dẫn phát triển nội dung số bản địa chung cho các nước ASEAN; Đưa ra các khuyến nghị về chính sách và biện pháp phát triển, hỗ trợ nội dung số bản địa ở các nước ASEAN; Tăng cường nghiên cứu và phát triển, đổi mới và chuyển giao công nghệ trong khối ASEAN; Tạo điều kiện cho việc trao đổi ý tưởng và thúc đẩy hợp tác nhiều hơn giữa các đại diện của ASEAN; Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ASEAN và các quốc gia thành viên; Khuyến khích sự liên kết và sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực phát triển nội dung số.

Tham dự hội nghị có các đại biểu trong nước và quốc tế, các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nội dung số từ các nước thành viên ASEAN, Viện phát triển công nghệ thông tin quốc gia Hàn quốc (NIPA), đại diện các Bộ, ngành trung ương, các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp và chuyên gia cao cấp về nội dung số trong và ngoài nước... .

Ông Mohd Khairul Adha Hakimi Bin Idris đến từ Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia cho biết ngành công nghiệp nội dung Malaysia phát triển 5%/năm kể từ năm 2011, chiếm 1% xuất khẩu của Malaysia và 7% thị trường lao động. Trong năm 2017, ngành công nghiệp nội dung tạo ra hơn 10.500 công ăn việc làm.

Theo bà Park Y.J, Giám đốc Trung tâm hợp tác CNTT Hàn Quốc (KICC), nội dung số hiện nay phải được phân phối đến nguồi dùng như một trải nghiệm thực tế, thông qua cả 5 giác quan. Trong thời đại mới, các công nghệ như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) hologram và giao diện 5 giác quan là những công nghệ cốt lõi để xây dựng nội dung. Chính vì thế, để ngành công nghệ nội dung phát triển, nó phải được xây dựng trong môi trường mạng 5G, trong môi trường IoT.

5G là điều kiện cần để ngành công nghiệp nội dung số phát triển

Bà Park Y.J, Giám đốc Trung tâm hợp tác CNTT Hàn Quốc (KICC)

Bà Park cho biết trong giai đoạn 2017-2020, Hàn Quốc đã chi 26 tỷ won (khoảng 23 triệu USD) cho dự án phát triển nội dung AR, VR; đầu tư 29,3 tỷ won cho trung tâm nghiên cứu công nghệ hội tụ Hologram trong giai đoạn năm 2015-2018. Hàn Quốc cũng chú trọn nghiên cứu các công nghệ mới như AI, Big Data, Cloud..., mở rộng phân phối nền tảng IoT.

Chính phủ Hàn Quốc xác định VR, AR là trung tâm của ngành công nghiệp nội dung trong thời đại 5G. Chính phủ đặt mục tiêu thành lập tổng công ty chiến lược phát triển nội dung vào năm 2021. “Ngành công nghiệp nội dung hiện nay rất sôi động với sự tham gia của các đại gia công nghệ thế giới như Google, Facebook, …”, bà Park nói. “Ngành công nghiệp mới này sẽ tạo ra công ăn việc làm chất lượng cao bằng cách tạo ra các thị trường mới và hệ sinh thái công nghiệp trong lĩnh vực nội dung.

K-pop là một câu chuyện thành công của Hàn Quốc về việc công nghệ tiên tiến, nhân lực, sở hữu trí tuệ và mục tiêu kinh tế đã được kết hợp chiến lược ra sao để trở thành một nội dung âm nhạc bản địa và lan rộng ra toàn quốc. Chính phủ Hàn Quốc đặt ra những cam kết cao nhất trong việc ứng dụng công nghệ mới nhất trong mạng lưới kết nối, ứng dụng 5G và băng rộng tốc độ cao, cho phép nền văn hóa nhạc K-Pop phát triển, bùng nổ và trở thành xu hướng trên thế giới.

Nội dung bản địa rất quan trọng với nền kinh tế số Asean. Hiện nay đang tồn tại một khoảng cách số đáng lo ngại về phát triển nội dung bản địa giữa các nước Asean. Về phát triển nội dung bản địa, có thể chia thanh 3 nhóm các nước Asean như sau. Asean 1 bao gồm Malaysia và Singapore hiện đã theo kịp được các nền kinh tế phát triển nhưng vẫn tụt hậu về mặt băng tần phát triển, môi trường sáng tạo, chính sách quản lý. Trong khi đó nhóm Asean 2 gồm Thái Lan, Indonesia và Philippine đang gặp phải những khoảng cách đáng kể so với các nước phát triển về mức độ cạnh tranh thị trường nội dung, về môi trường quản lý. Việt Nam cùng với Myanmar và Campuchia thuộc nhóm Asean 3, và đang tụt hậu hơn các nước Asean khác về mọi mặt, ngoại trừ môi trường quản lý.Hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa ở các nước Asean” là sự kiện chuyên ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển nội dung số bản địa, góp phần tăng thương hiệu của ASEAN, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu-phát triển, sáng tạo và chuyển giao công nghệ giữa các nước ASEAN… Thành công của Hội nghị góp phần tích cực vào sự phát triển lĩnh vực nội dung số tại các nước Asean nói riêng, góp phần thu hẹp khoảng cách số và thúc đẩy phát triển công nghiệp 4.0 tại khu vực Asean nói chung.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận