CNTT đã trở thành “mạch máu” không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ ngành Tài chính

CNTT đã trở thành “mạch máu” không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ ngành Tài chính

CNTT đã trở thành “mạch máu” không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ ngành Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị Tin học - Thống kê ngành Tài chính lần thứ V

Hôm nay, ngày 24/5/2017, Bộ Tài chính tổ chức trực tuyến hội nghị Tin học Thống kê ngành Tài chính lần thứ V với chủ đề “Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp” nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống kê tài chính giai đoạn 2016 - 2020, qua đó góp phần xây dựng Bộ Tài chính điện tử được đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được những thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hệ thống tin học và thống kê ngành tài chính. 

“Đến nay, CNTT đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như quản lý điều hành ngân sách nhà nước; quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; quản lý nợ công; quản lý giá, quản lý tài sản công; quản lý, giám sát thị trường tài chính; quản lý dự trữ nhà nước....; cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành”, Bộ trưởng cho biết.

Để đảm bảo triển khai thành công ứng dụng CNTT trong ngành tài chính theo định hướng của Đảng và Chính phủ, tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính tập trung trao đổi, cung cấp thông tin, thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai vừa qua và cùng nhau bàn về các giải pháp cụ thể trong việc phối hợp triển khai ứng dụng CNTT trong thời gian tới.

CNTT đã trở thành “mạch máu” không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ ngành Tài chính

Hội nghị Tin học-Thống kê ngành Tài chính lần thứ V được tổ chức ngày 24/5/2017 có chủ đề “Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp” (Ảnh: T.Nga)

Báo cáo tại hội nghị Tin học Thống kê ngành Tài chính lần thứ V cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, ngành Tài chính đã tập trung vào việc hoàn thiện và triển khai rộng các hệ thống lớn, xử lý dữ liệu tập trung, sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, ứng dụng CNTT gắn liền với cải cách cơ chế tài chính, tái cơ cấu lại các quy trình nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế. Công tác ứng dụng CNTT ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể, ngành Tài chính đã đẩy mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp, gắn chặt ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính với cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, toàn ngành đã xây dựng được một hệ thống Cổng thông tin điện tử (TTĐT) gồm Cổng TTĐT Bộ Tài chính và 110 Cổng/Trang TTĐT của các đơn vị thuộc Bộ (tính đến cấp Cục). Toàn bộ các thủ tục hành chính công, các dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp tập trung, thống nhất trên chuyên trang “Bộ Thủ tục hành chính và Dịch vụ công trực tuyến” trên Cổng TTĐT Bộ Tài chính. Đến hết năm 2016, tổng số thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 910 thủ tục, trong đó có 104 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 239 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận