Đà Nẵng dùng số 0511.1022 làm đường dây nóng cho toàn thành phố

Đà Nẵng dùng số 0511.1022 làm đường dây nóng cho toàn thành phố

heo ông Chế Viết Sơn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, trong công tác cải cách hành chính, việc tiếp nhận kịp thời kiến nghị phản ánh của công dân, tổ chức là một vấn đề hết sức quan trọng, do đó các cơ quan, đơn vị đều niêm yết số điện thoại đường dây nóng theo quy định.

Đà Nẵng dùng số 0511.1022 làm đường dây nóng cho toàn thành phố
Họp báo công bố thống nhất sử dụng đầu số (0511).1022 làm đường dây nóng chung cho toàn TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Hiện trên địa bàn TP có gần 200 đầu số điện thoại khác nhau làm đường dây nóng để các tổ chức, người dân phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến công tác điều hành của các đơn vị hành chính nhà nước. Tuy nhiên, việc có quá nhiều đầu số điện thoại khác nhau sẽ gây khó khăn để người dân ghi nhớ khi cần phản ánh, hoặc khi có vấn đề cần phản ánh thì tổ chức, công dân không biết nên gọi đến số điện thoại nào.

Thêm vào đó, các đầu số trên là số điện thoại lẻ của đơn vị, số cá nhân, số di động... nên không thể tiếp nhận nhiều cuộc gọi cùng lúc, không có chức năng tự động lưu lại thông tin phản ánh, xử lý. Vì vậy, vấn đề phản ánh không được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, khó kiểm tra được thông tin phản hồi của đường dây nóng đến người phản ánh, chất lượng giải quyết thông tin phản ánh. Có trường hợp thông tin được ghi lại không chính xác, cụ thể, thậm chí bỏ mất yêu cầu và phản ánh không được xử lý.

Một nhược điểm khác là các số điện thoại lẻ này không tự động lưu trữ, ghi nhận nội dung gọi đến và trả lời để phục vụ công tác giám sát, thống kê, báo cáo; công tác đối soát, kiểm tra, đánh giá. Do đó có một thực tế là cho đến nay, TP Đà Nẵng chưa bao giờ thống kê được người dân đã thực hiện bao nhiêu cuộc gọi đến các số điện thoại đường dây nóng của từng đơn vị.

Trước tình trạng đó, Đà Nẵng thống nhất sử dụng số điện thoại (0511). 1022 là đường dây nóng chung của tất cả các vấn đề trên địa bàn nhằm bảo đảm nhận và xử lý phản ánh của tổ chức, công dân kịp thời, trách nhiệm, hiệu quả, chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi (dễ nhớ, dễ sử dụng) trong tiếp nhận và xử lý phản ánh của tổ chức, công dân, nâng cao trách nhiệm trong tiếp nhận và xử lý phản ánh, góp ý của tổ chức, công dân.

Đà Nẵng dùng số 0511.1022 làm đường dây nóng cho toàn thành phố
Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng (thuộc Sở TT-TT) quản lý và khai thác là nơi quản lý, khai thác Tổng đài 1022 (Ảnh: HC)

Qua đường dây nóng này, các tổng đài viên sẽ kết nối giữa tổ chức/người dân phản ánh đến đơn vị, cơ quan chức năng liên quan trực tiếp đến vấn đề trên. Đối với tình trạng đường dây nghẽn, các tổng đài viên sẽ ghi nhận thông tin phản ánh để chuyển đến các đơn vị liên quan giải quyết trong thời hạn tối đa là 7 ngày.

Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2016, Đà Nẵng sẽ hợp nhất số điện thoại đường dây nóng của các sở, ngành, quận/huyện, phường/xã. Tiếp theo, đến hết năm 2017, sẽ tiếp tục thay thế số điện thoại đường dây nóng của các đơn vị trực thuộc sở cung cấp thủ tục hành chính và dịch vụ công. Các đơn vị sẽ không được phép công bố, niêm yết các số điện thoại đường dây nóng mới.

Tổng đài 1022 do Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng (thuộc Sở TT-TT) quản lý và khai thác. Đây cũng là đầu số cung cấp và hướng dẫn miễn phí cho doanh nghiệp về các vấn đề hành chính công và cũng là tổng đài cung cấp hiện trạng thiên tai mỗi khi có tình hình bão, lũ, động đất … xảy ra.

Tổng đài 1022 với qui mô 100 bàn giải đáp thông tin, kết nối với các mạng viễn thông 180 kênh thoại. Tổng đài có khả năng nhận được 90 cuộc gọi cùng lúc, với chức năng ghi âm, bảo mật và an toàn thông tin… Khi gọi đến Tổng đài, người gọi sẽ chịu cước phí điện thoại thông thường ở mức 200 đồng/phút và không phải trả thêm phí dịch vụ thông tin, nội dung.

Trước đó, Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng đơn vị này cũng đã triển khai kênh ứng dụng Góp ý (www.gopy.danang.gov.vn) tiếp nhận mọi ý kiến, phản ánh của người dân, với mục đích huy động cộng đồng cùng xây dựng TP ngày càng tốt đẹp hơn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận