Mạng 5G trên máy bay đầu tiên của Trung Quốc sắp được phát hành.
Theo đó, nhà mạng di động China Telecom và nhà cung cấp thiết bị viễn thông ZTE đều rất nỗ lực trong việc tạo ra nền tảng truyền thông không đối đất (ATG: Air-To-Ground) dựa trên công nghệ 5G (5G ATG) cho các hãng hàng không thương mại.
Theo ông Liu Weiwei, người đứng đầu dòng sản phẩm 5G ATG của ZTE, có ít nhất hai hãng hàng không nội địa sẽ sử dụng hệ thống này trong tương lai. Truyền thông không đối đất dựa trên công nghệ 5G được dự đoán sẽ thay thế các hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh để kết nối máy bay với đất liền. Hệ thống nhà mạng China Telecom đang chạy thử nghiệm trên ba tuyến nội địa ngoài Bắc Kinh và dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ thương mại vào nửa cuối năm nay.
Công nghệ này được dự đoán sẽ dẫn đến dung lượng lớn hơn, độ trễ thấp hơn và chi phí thấp hơn. Để kết nối với ăng-ten được gắn trên bụng của máy bay, hệ thống này sử dụng các trạm phát sóng chuyên dụng trên mặt đất.
Theo ông Liu, mỗi trạm phát sóng chuyên dụng 5G trên mặt đất có phạm vi phủ sóng lên đến 300 km, vì vậy chỉ cần lắp đặt 1.000 trạm phát sóng là đủ để phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Máy bay có thể di chuyển với tốc độ 1.200 km/h nhờ giải pháp 5G ATG mới của ZTE, đây cũng là giải pháp đầu tiên trên thế giới. Mạng lõi, thiết bị đầu cuối (CPE) trên mặt đất, trạm phát sóng trên mặt đất và ăng ten trên không đều được bao gồm trong giải pháp này.
Hệ thống 5G ATG đặc biệt đã kết hợp phổ tần số dành cho hàng không dân dụng và mạng di động để cho phép mở rộng đáng kể nguồn tài nguyên phổ tần số trong khi vẫn đảm bảo an toàn và độ tin cậy của hoạt động kinh doanh hàng không dân dụng, cho phép mỗi máy bay có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 200 Mbps. Tốc độ này có thể hỗ trợ hoàn hảo nhiều loại dịch vụ, cho phép hành khách có thể tận hưởng trải nghiệm internet băng thông tốc độ cao ở độ cao khoảng 10km.
Nhà cung cấp dịch vụ Wi-Fi hàng không lớn nhất ở Mỹ Gogo, vừa được Intelsat mua lại, đang đặt mục tiêu đưa dịch vụ 5G của mình vào hoạt động vào năm 2022. Hoạt động này trong lĩnh vực hàng không dân dụng một lần nữa nhấn mạnh tiềm năng 5G mở ra cho nhiều phân khúc mới.
Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã đưa ra lộ trình đưa công nghệ 5G vào lĩnh vực hàng không, bao gồm cả kết nối trên máy bay và các dịch vụ hậu cần, để thúc đẩy triển khai kế hoạch.
Ông Zhang Ruiqing, Phó Giám đốc Văn phòng Kiểm soát Không lưu Trung Quốc, cho biết tại cuộc họp báo diễn ra vào ngày 14/5 rằng kết nối hiện tại quá chậm và hạn chế, vì vậy các ưu tiên ban đầu trong kế hoạch là tiến hành nâng cấp từ mạng 4G LTE lên 5G, tăng cường vùng phủ sóng và hiệu suất mạng.
Ông Zhang Ruiqing cho biết mục tiêu trong thập kỷ tới là xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng thông minh kết hợp sử dụng cho mục đích công cộng và tư nhân và có thể hỗ trợ kiểm soát không lưu, sân bay và hàng không.
Theo Tạp chí Điện tử
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: dientungaynay.vn
Tham gia bình luận