Boeing V-22 Osprey “chim ưng biển” của Hải quân Mỹ

Boeing V-22 Osprey “chim ưng biển” của Hải quân Mỹ

Với thiết kế độc nhất vô nhị, V-22 Osprey là mẫu máy bay vận tải duy nhất của Hải quân Mỹ có thể bay ở đa chế độ.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My
 "Chim ưng biển" V-22 Osprey là loại máy bay đặc biệt được Mỹ phát triển từ năm 1983. Nguồn ảnh: AP.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-2
 Chiếc máy bay phản lực V-22 Osprey có thể hoạt động ở các địa hình nhỏ hẹp, từ trong rừng rậm cho đến các đường băng dã chiến cực ngắn và các tàu sân bay trực thăng nhỏ. Nguồn ảnh: Boeing.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-3
 V-22 Osprey có chiều dài 17,5 m, chiều rộng 25,8 m, trọng lượng cất cánh tối đa 27,4 tấn, tầm hoạt động 1.600 km. Nguồn ảnh: US Air Force.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-4
 Chiếc máy bay này có thể chở theo 24 binh sĩ và 9 tấn hàng hóa, khí tài quân sự. Nguồn ảnh:: Boeing.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-5
 Điểm đặc biệt của V-22 Osprey là nó có động cơ có thể xoay một góc 90 độ để vừa có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, lại vừa có thể lao đi trên không trung như một máy bay động cơ cánh quạt thông thường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-6
 Nhờ trang bị hai động cơ АЕ1107С Liberty có công suất 6.150 mã lực, V-22 Osprey có thể đạt vận tốc tối đa 510 km/h ở chế độ phản lực, 184 km/h ở chế độ trực thăng. Nguồn ảnh: US Navy.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-7
 Một ưu điểm khác tạo nên độ cơ động của V-22 Osprey là máy bay có thể chuyển đổi chế độ bay từ trực thăng sang phản lực cánh quạt chỉ trong 16 giây. Nguồn ảnh: Boeing.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-8
Thêm nữa, hai cánh quạt có thể gấp lại gọn gàng, giúp thuận tiện trong việc bảo quản. Nguồn ảnh: Pinterest.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-9
 Với tốc độ nhanh và khả năng cơ động cao, V-22 Osprey được xem là loại máy bay phù hợp để triển khai bộ binh cũng như tham gia tấn công ở nhiều chiến trường khác nhau. Nguồn ảnh: Boeing.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-10
 Nhiệm vụ chính là máy bay vận tải nên V-22 Osprey được trang bị hỏa lực khá nhẹ bao gồm một súng máy gắn ở phía sau và một khẩu súng điều khiển từ xa có thể được gắn vào bụng máy bay. Nguồn ảnh: pixabay.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-11
 Bên cạnh đó, lính thủy đánh bộ có thể sử dụng súng máy được gắn trên một trục xoay 360 độ trong các trường hợp đặc biệt vì trọng lượng của loại súng này khá nặng. Nguồn ảnh: Airliners.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-12
Với khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn cùng độ linh hoạt khi có thể cất và hạ cánh ở nhiều loại địa hình phức tạp, V-22 Osprey còn được lục quân Mỹ thường xuyên sử dụng trong các chiến dịch cứu hộ-cứu nạn đặc biệt. Ảnh: Boeing.Với khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn cùng độ linh hoạt khi có thể cất và hạ cánh ở nhiều loại địa hình phức tạp, V-22 Osprey còn được lục quân Mỹ thường xuyên sử dụng trong các chiến dịch cứu hộ-cứu nạn đặc biệt. Nguồn ảnh: Boeing. 

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-13
 V-22 Osprey có thể bay là là trên mặt biển, hoặc các khu vực bị chia cắt để viện trợ hàng hóa cũng như tìm kiếm nạn nhân, đồng thời có thể tăng tốc để ứng cứu khẩn cấp khi cần thiết. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.

Boeing V-22 Osprey “chim ung bien” cua Hai quan My-Hinh-14
 Với hệ thống động cơ và trang thiết bị phức tạp, Lầu Năm Góc đã chi tới 56 tỷ USD cho toàn bộ chương trình phát triển, chế tạo loại máy bay đặc biệt này. Nguồn ảnh: Stars and Stripes

Theo Hùng Cường/VOV.VN

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận