Kinh ngạc số quốc gia có chiến đấu cơ tàng hình

Kinh ngạc số quốc gia có chiến đấu cơ tàng hình

Không phải chỉ có Mỹ-Nga, hiện cả thế giới có 4 quốc gia được công nhận là sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình tối tân.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh
 Theo TASS, Nhật Bản đang đẩy mạnh chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của mình là ATD-X với các thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên vào tháng 3 năm nay. Điều này cũng giúp Nhật Bản trở thành nước thứ tư trên thế giới sở hữu chiến đấu cơ tàng hình sau Trung Quốc, Nga và Mỹ.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-2
 Mitsubishi X-2 Shinshin là nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nhật Bản với thiết kế đặc trưng tương tự như các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới của Phương Tây. Ngoài khả năng tàng hình trước radar đối phương, ATD-X còn được trang bị hệ thống radar mảng pha chủ động AESA, hệ thống điều khiển đa kênh và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến. Nhưng cái giá cho mỗi chiếc ATD-X không hề rẻ lên đến 324 triệu USD.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-3
 Quốc gia châu Á đầu tiên và cũng là nước thứ ba trên thế giới sở hữu các chiến đấu cơ tàng hình là Trung Quốc với những chiếc Chengdu J-20. Hiện tại Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 7 nguyên mẫu J-20, dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trong giai đoạn 2017-2019.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-4
 Dù được quảng cáo là do Trung Quốc tự phát triển, nhưng trên thực tế J-20 là sự chấp vá công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình từ Nga và Mỹ, thậm chí nó còn sử dụng động cơ phản AL-31FN do Nga sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng J-20 là sự kết hợp giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 MiG 1.44 của Liên Xô và chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-5
 Cái tên tiếp theo trong bảng danh sách của TASS là Sukhoi T-50 mẫu chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nga với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010. Trên thực tế Liên Xô (Nga sau này) mới là nước đầu tiên trên thế giới phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, tuy nhiên do các biến động của lịch sử Nga lại người về đích sau Mỹ.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-6
Sukhoi T-50 có thể được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp hàng không Nga ngày nay và là đối thủ xứng tầm duy nhất của các chiến đấu cơ tàng hình Mỹ trên không. Hơn 70% thân máy bay được làm bằng các loại vật liệu mới giúp tàng hình trước hệ thống radar đối phương, tuy nhiên Sukhoi T-50 vẫn chưa thực sự hoàn hiện và phải đợi đến năm 2017 Nga mới đưa mẫu chiến đấu cơ này đi vào trang bị. 

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-7
 Đứng vị trí cuối cùng trong danh sách của TASS là Mỹ quốc gia duy nhất trên thế giới đưa các tiêm kích lẫn máy bay ném bom tàng hình đi vào hoạt động. Bên cạnh đó nước này còn sở hữu tới 4 mẫu máy bay chiến đấu tàng hình. Ảnh: Lockheed F-117 Nighthawk - máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-8
 F-117 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1981 với số lượng được sản xuất lên tới 64 chiếc và chính thức được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1990. Dù vậy Mỹ chỉ mất khoảng 6 tỷ USD cho chương trình phát triển và sản xuất F-117, đến năm 2008 thời kỳ hoàng kim của F-117 chấm dứt với sự xuất hiện của F-22 dòng máy chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Mỹ.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-9
 Nếu nói tới F-117 thì không thể kể đến B-2 Spirit dòng máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên và đắt nhất trong lịch sử Không quân Mỹ với 45 tỷ USD dành cho phát triển và sản xuất. B-2 thực hiện chuyến bay đầu tiên trước công chúng vào năm 1989 với 21 chiếc được sản xuất từ 1987-2000 và mỗi chiếc trong số đó đều được đặt theo tên mỗi bang của nước Mỹ.
Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-10
 Thiết kế nổi bật của B-2 luôn là niềm tự hào của Không quân Mỹ, với lớp vỏ đặc biệt làm giảm đáng kể tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và sóng radar, giúp nó không bị phát hiện bởi các hệ thống phòng thủ cũng như radar của đối phương. Ngoài ra thiết kế kế cánh liền thân của B-2 cũng góp phần vào việc tăng khả năng tàng hình của nó.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-11
Với thành công của F-117 và B-2, Không quân Mỹ tiếp tục dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình của nước này với cái tên tiếp theo là F-22 Raptor dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên và duy nhất trên thế giới được đưa vào trang bị chính thức. 

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-12
 Có tổng cộng 195 chiếc F-22 được Mỹ chế tạo từ năm 1996-2011 và chỉ có 187 chiếc trong số đó được đi vào hoạt động. Dù đã phát triển thế hệ chiến đấu cơ tàng hình tiếp theo nhưng F-22 vẫn được xem là quốc bảo của Mỹ khi nó không được xuất khẩu cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới kể cả các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Và tất nhiên giá của nó cũng không hề rẻ khi lên tới hơn 150 triệu USD cho mỗi chiếc.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-13
 Ứng cử viên cuối cùng của nước Mỹ là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II. Đây cũng là mẫu chiến đấu cơ tàng hình tai tiếng nhất của Mỹ, khi số tiền mà nước Mỹ dành cho F-35 đã lên tới con số hơn 1.500 tỷ USD nhưng những gì mà nó mang lại chỉ là sự thất vọng.

Kinh ngac so quoc gia co chien dau co tang hinh-Hinh-14
 F-35 được Mỹ phát triển thành ba biến thể khác nhau gồm F-35A dành cho Không quân, F-35B dành cho Lính thủy Đánh bộ và F-35C dành cho Hải quân, trong đó F-35B là biến thể có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng hoặc cất cánh với đường băng ngắn. Dù được phát triển sau F-22 nhưng F-35 bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều so với người tiền nhiệm kể cả khả năng tàng hình.


Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận