“Sát thủ” săn ngầm Nga khiến người dân hoảng loạn

“Sát thủ” săn ngầm Nga khiến người dân hoảng loạn

Sau màn thị uy bằng khói hôm 28/4, chuyên gia cho rằng chiến hạm lớp Sovremenny của Nga có thể bị phát hiện từ khoảng cách hàng chục km bằng mắt thường.

Hôm 28/4, chiếc chiến hạm lớp Sovremenny của Hải quân Nga đã khiến người dân lưu thông trên cây cầu treo ở Vladivostok được một phen hoảng loạn khi chiếc tàu này đi qua.
Theo trang tin Primamedia.ru, khoảng 9h ngày 28/4, khu trục hạm Bystryy đã rời bến đỗ đi qua dưới cầu treo Mũi Vàng ở Vladivostok thì bất ngờ khói từ động cơ phun ra mù mịt.
Ngay lập tức, hàng loạt ô tô đang lưu thông trên cầu phải dừng lại vì tưởng cây cầu bốc cháy. Ngay sau đó, phóng viên địa phương là Primamedia đã liên lạc với cơ quan báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và được biết đấy chỉ là khói của tàu Bystryy.
“Sat thu” san ngam Nga khien nguoi dan hoang loan
Người dân tưởng cháy cầu khi tàu Bystryy 715 đi bên dưới. 
Được biết, trước khi có màn nhả khói ấn tượng này, ngày 24/6/1990, một vụ hoả hoạn đã bùng phát tại phòng máy trên tàu Bystryy, thuỷ thủ Aldar Tsydenzhapov sau khi dập lửa đã bị thương và qua đời 4 ngày sau.
Tàu Bystryy thuộc một trong những lớp tàu khu trục mạnh nhất thế giới hiện nay với trang bị tên lửa diệt hạm siêu âm P-270 Moskit cực kỳ nguy hiểm. Tàu chiến Bystryy thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương, được trang bị chính cho Hải quân Liên Xô ngày 30/9/1989.
Điều làm nên sự đáng gờm của tàu chiến đã 27 năm tuổi này là sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm uy lực bậc nhất trên thế giới – tổ hợp tên lửa hành trình P-270 Moskit.
P-270 Moskit (còn có định danh khác là 3M80 của Tổng cục Pháo binh - Tên lửa BQP Nga hay NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa có khả năng đạt tốc độ vượt âm thanh do MKB Raduga phát triển.
Tên lửa có trọng lương lên tới 4,5 tấn, dài đến 9,74m trang bị động cơ đẩy ramjet có thể đưa nó đạt tốc độ tối đa Mach 2,5. Với tốc độ khủng khiếp này, Moskit chỉ cho tàu chiến đối phương khoảng 25-30 giây để phát hiện và vận hành vũ khí phòng không.
Tên lửa P-270 Moskit đạt tầm bắn tối thiểu 10km và tối đa 100-120km, trần bay pha cuối chỉ là 20m, trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Ngoài ra, khả năng phòng không của Bystryy cũng rất đáng gờm với tổ hợp tên lửa 3S90 Uragan (biến thể trên biển của tổ hợp 9K37 Buk).
Đạn tên lửa 9M38 đảm bảo khả năng phòng không trong phạm vi 30km. Tổ hợp 3S90 trên tàu trang bị radar bám bắt mục tiêu MR-750 có tầm phát hiện mục tiêu 300km và radar theo dõi - tấn công 3R90 có tầm trinh sát 30km.
Ngoài tên lửa, tàu chiến Bystryy thăm còn có hệ thống pháo hạm, pháo phòng không rất mạnh gồm hai pháo hạm AK-130 130mm đạt tầm bắn 23km với mục tiêu trên biển, tốc độ bắn tổng hai nòng là 70 phát/phút, cơ số đạn 150-180 viên. Pháo có thể vận hành tự động với radar dẫn bắn hoặc thủ công. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 4 pháo phòng không AK-630.
Bốn pháo AK-630 6 nòng cỡ 30mm với tốc độ bắn 5.000 phát/phút đảm bảo thiết lập màn đạn dày đặc diệt mọi mục tiêu ở cự ly tối đa 4.000m. Khả năng chống ngầm của tàu khu trục Project 956 gồm có ngư lôi, bom phản lực RBU-1000 và trực thăng.
Trực thăng săn ngầm Ka-27PS có thể mang ngư lôi chống ngầm 400mm hoặc bom chìm, thủy lôi với sonar chủ động.
Dù có hỏa lực vũ khí mạnh mẽ, nhưng tàu khu trục Bystryy lại sở hữu hệ thống động lực tồi và nhả khói đen là chuyện thường thấy của chiến hạm này.
Theo nhận định của trang Russia Today, việc nhả khói đen có thể khiến đối phương phát hiện ra con tàu từ khoảng cách hàng chục km và như vậy là quá đủ để đối phương xác định mục tiêu và ra đòn tấn công.
Mời quý độc giả xem video màn nhả khói đen của tàu Bystryy 715 hôm 28/4:

Theo Đất Việt

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận