Sờ tận tay “đôi cánh ma thuật” Su-22M giữa Hà Nội

Sờ tận tay “đôi cánh ma thuật” Su-22M giữa Hà Nội

Một cặp máy bay cường kích Su-22M đã lần đầu tiên được đưa về trưng bày ở Bảo tàng Phòng không - Không quân (đường Trường Chinh, Hà Nội).

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi
Mới đây, Bảo tàng Phòng không – Không quân (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã đưa vào trưng bày giới thiệu hai chiếc máy bay cường kích Su-22M của Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây là những chiếc Su-22M đầu tiên được đưa vào bảo tàng ở Việt Nam. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-2
Hiện nay hai chiếc Su-22M vẫn chưa được gắn biển giới thiệu lịch sử của chúng, tuy nhiên khả năng cao chúng là những chiếc máy bay có liên quan tới hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước từ những năm 1980. Ảnh chiếc Su-22M số hiệu 8531. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-3
  Ảnh: Su-22M số hiệu 8521. Có khả năng hai chiếc máy bay này nằm trong lô viện trợ máy bay cường kích Su-22M đầu tiên cho KQND Việt Nam. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-4
 Theo các tài liệu kỹ thuật của Nga đã được công bố, máy bay cường kích Su-22M là phiên bản xuất khẩu của mẫu Su-17M3 trang bị trong Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, chiếc Su-22M chỉ được dùng khung thân của Su-17M3 và động cơ R29BS-300, còn lại các thiết bị điện tử hàng không là của Su-22 (phiên bản xuất khẩu của Su-17M2). Nguyên mẫu đầu tiên “81 Đỏ” bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 2/1977. Cuộc thử nghiệm cấp Quốc gia cho nguyên mẫu này diễn ra từ tháng 6/1978 đến tháng 2/1979. Việc sản xuất mẫu máy bay này diễn ra từ năm 1979 đến năm 1981, có tổng cộng 272 chiếc được sản xuất.

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-5
Máy bay cường kích Su-22M được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe, nhưng chỉ một phần cánh có thể thay đổi hình dạng – khác với các thiết kế cánh cụp cánh xòe trên F-111 của Mỹ hay Su-24 của Nga sau này. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-6
Sở dĩ Su-22M thiết kế cánh cụp cánh xòe hơi lạ này do nó được phát triển trên cơ sở máy bay cường kích Su-7B với thân dạng tròn nên rất khó thiết kế, không có chỗ cho hệ thống quay cánh, bánh đáp sau được bố trí trong cánh cũng như các mấu cứng treo vũ khí và thùng nhiên liệu. Để giải quyết các khó khăn về mặt kỹ thuật chứ không phải do tư tưởng thiết kế mà bộ cánh mới này có 2 phần, phần cố định gắn vào thân máy bay với mép trước cánh hướng ra sau một góc 63o03’56” và phần cánh ngoài cụp-xòe có thể thay đổi từ góc 30o đến 63o03’53”. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-7
 Su-22M trang bị động cơ R29BS-300 của Su-17M3 cho phép đạt tốc độ 2.200km/h ở trên độ cao lớn, nếu mang vũ khí thì tốc độ có thể giảm xuống. Ở độ cao gần mặt nước biển là khoảng 1.350km/h hoặc 1.250km/h nếu mang vũ khí. Trần bay của Su-22M khoảng 15km với tốc độ leo cao 200m/s, tầm bay mang vũ khí khoảng 1.600km với nhiên liệu bên trong và xa hơn vài trăm km với thùng nhiên liệu phụ.   

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-8
Máy bay cường kích Su-22M thiết kế với một buồng lái một chỗ ngồi, nắp kính buồng lái mở theo hướng lên trên.  

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-9
 Ngay dưới buồng lái, gần đầu mũi được thiết kế thêm 4 khe lấy không khí cho động cơ.  

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-10
Cửa hút không khí cho động cơ R29BS-300 được bố trí ở đầu mũi khiến không gian lắp hệ thống điện tử không còn nhiều.  

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-11
Ngay dưới nắp mũi được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser Fon để dẫn đường vũ khí.  

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-12
 Dưới đuôi được bố trí 3-4 gá lắp thiết bị phóng đạn gây nhiễu tên lửa hồng ngoại. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-13
 Máy bay cường kích Su-22M được giới thiệu là có đến 10 giá treo vũ khí mang tổng cộng 4,2 tấn bom, đạn. Tuy nhiên, những chiếc Su-22M trưng bày ở Bảo tàng PK-KQ chỉ có 4 mấu cứng trên cánh? Có khả năng các giá treo còn lại sẽ được bố trí thêm trong chiến đấu ở các vị trí khác. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-14
 Máy bay Su-22M đã có khả năng triển khai các loại vũ khí dẫn đường gồm: Tên lửa không đối đất dẫn đường vô tuyến Kh-23; tên lửa không đối đất dẫn đường laser Kh-25/29; tên lửa chống radar Kh-28. Tuy nhiên, máy bay sẽ phải mang theo các thiết bị liên kết chỉ huy – chỉ thị mục tiêu có vỏ bọc theo kèm. Ngoài ra, máy bay còn mang được các loại rocket, bom không điều khiển, pháo thuyền… Ảnh: Một trong hai pod phóng rocket 57mm trên máy bay Su-22M ở Bảo tàng PK-KQ. 

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-15
Ngoài ra, trên gốc cánh Su-22M còn có 2 pháo tự động 30mm NR-30 với cơ số đạn 120 viên.  

So tan tay “doi canh ma thuat” Su-22M giua Ha Noi-Hinh-16
 Bánh đáp máy bay Su-22M in hằn vết thời gian. 

Hoàng Lê - Tri Năng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận