Đề xuất của các nhà khoa học Nga: Khoan sâu trên Mặt trăng

Đề xuất của các nhà khoa học Nga: Khoan sâu trên Mặt trăng

Các nhà khoa học Nga nêu đề xuất xác định thời hạn khi từ Trái đất chỉ nhìn rõ Mặt trăng từ một phía, để được như vậy phải lấy mẫu từ độ sâu 15 mét trên mặt sau của vệ tinh Trái đất.

Ông Evgeny Slyuta lãnh đạo Phòng thí nghiệm Địa-Hóa học Mặt trăng và các hành tinh (Viện Địa Hóa và Hóa phân tích thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nói với Sputnik như vậy.

Các nhà khoa học đang sáng chế giàn khoan mới có thể khoan sâu 15m trên bề mặt Mặt trăng.
Các nhà khoa học đang sáng chế giàn khoan mới có thể khoan sâu 15m trên bề mặt Mặt trăng.

"Chúng tôi đang sáng chế một giàn khoan thế hệ mới có khả năng lấy mẫu đất ở độ sâu tới 15 mét. Đây là những thiết bị nhỏ nặng khoảng 80kg. Với chiều dài mũi khoan như vậy, thực tế ta có thể với tới các hỗn hợp đất đá nằm sâu dưới bề mặt của Mặt trăng. Nếu khoan như vậy lấy được mẫu từ mặt sau Mặt trăng, thì theo thành phần khí gas đọng lại trong các hạt đất, chúng ta sẽ biết khi nào Mặt trăng nhận được vòng quay đồng bộ quanh trục của nó với vòng quay xung quanh Trái đất và bây giờ luôn nhìn chúng ta bằng một phía" - ông Slyuta giải thích.

Ngoài ra, các nhà khoa học đề xuất dự án bố trí trên bề mặt Mặt trăng một mạng cố định gồm 8-10 trạm tự động giám sát địa chấn.

Trước đó Evgeny Slyuta cho biết rằng, các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu phát triển công nghệ nung kết đất Mặt trăng thành bề mặt cứng, để ở căn cứ Mặt trăng tương lai có thể loại bỏ lớp bụi dính dưới chân các phi hành gia.

Để nung kết đất bề mặt, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp, cộng lực chiếu tia laser và bức xạ vi sóng. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận