Hóa thạch thằn lằn nguyên vẹn trong dạ dày khủng long 125 triệu năm tuổi

Hóa thạch thằn lằn nguyên vẹn trong dạ dày khủng long 125 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học phát hiện loài thằn lắn mới nhờ vào hài cốt hóa thạch bên trong dạ dày con khủng long sống cách đây 125 triệu năm.

Theo tờ Fox News, hóa thạch của một con khủng long sống cách đây khoảng 125 triệu năm với kích thước nhỏ, có khả năng bay được gọi là Microraptor vừa được tìm thấy.
Hoa thach than lan nguyen ven trong da day khung long 125 trieu nam tuoi
 Khủng long bay nuốt chửng cá thể thằn lằn Indrasaurus wangi.
Đáng ngạc nhiên hơn, bên trong dạ dạy của nó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hài cốt hóa thạch của một loài thằn lằn mới, có tên Indrasaurus wangi. Con thằn lằn này được tìm thấy gần như khá nguyên vẹn, dù nó bị con khủng long nuốt chửng toàn bộ.
Phát hiện hóa thạch này cũng là một đầu mối quan trọng cung cấp thông tin về thói quen ăn uống của loài khủng long có cánh.
Giáo sư Jingmai O'Connor, Viện cổ sinh vật học của viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: Indrasaurus wangi có răng không giống bất kỳ loài nào được biết trước đây từng được phát hiện ở đông bắc Trung Quốc.
Trong khi đó, Microraptor là loài có lông dài ở cả bốn chi, sống từ 125 đến 122 triệu năm trước. Nó ăn theo chế độ của các động vật và cả côn trùng (có con mồi của nó dài cả mét và nặng chừng 1 kg).
Được biết, đây là lần thứ 4 các nhà nghiên cứu phát hiện được thức ăn trong dạ dày của loài khủng long bay Microraptor được bảo quản nguyên vẹn. Và lần này là một chú Indrasaurus wangi.
Theo Hoàng Dung/Infonet

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận