"Soi" căn cứ giám sát hạt nhân bí mật trên đỉnh Nanda Devi

"Soi" căn cứ giám sát hạt nhân bí mật trên đỉnh Nanda Devi

50 năm sau ngày xảy ra vụ rò rỉ plutonium làm chết người ngay trên ngọn núi cao thứ 2 của Ấn Độ, cho đến ngày nay cơn ác mộng vẫn còn tiếp tục. Ở đỉnh non thiêng Nanda Devi đang tồn tại những bí mật gì?

Sự cố lạc thùng chứa Plutonium
Dẫn đầu một toán các nhà leo núi leo lên đỉnh non thiêng Nanda Devi hồi năm 2001, nhà leo núi kiêm tác giả Harish Kapadia nghĩ rằng nhất thiết nên xây dựng một ngôi đền đá quy mô nhỏ ngay khu cắm trại dưới chân núi, một nơi có tên là Chaubata. Ở đây liên quan đến một câu chuyện kéo dài xuyên suốt nửa thế kỷ.
Số là vào tháng 10 năm 1965, Cục tình báo trung ương Mỹ và Cục tình báo Ấn Độ (IB) đã bắt tay nhau cùng tham gia vào một sứ mạng bí mật nhằm thiết lập một thiết bị cảm biến chạy bằng điện hạt nhân ngay trên đỉnh ngọn núi cao thứ 2 của Ấn Độ, nó cũng là một trong những ngọn non thiêng được sùng kính nhất tiểu lục địa này: cao 7.815m.
Ngọn núi này nằm ở rặng Garhwal Himalayas (bang Uttarakhand, Ấn Độ). Nó được xây dựng để theo dõi tiềm lực quân sự đang lên của Trung Quốc khi ấy.
Soi căn cứ giám sát hạt nhân bí mật trên đỉnh Nanda Devi
Phong cảnh núi thiêng Nanda Devi. Ảnh nguồn: Trung úy Nawang Kapadia.
Năm 1964, Trung Quốc đã âm thầm thử nghiệm các vụ thử hạt nhân đầu tiên ở tỉnh Tân Cương. Một thiết bị viễn thám đặt trên đỉnh Nanda Devi giúp liên quân Mỹ-Ấn Độ có thể theo dõi nhất cử nhất động mọi hoạt động thử nghiệm hạt nhân từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên việc lắp đặt thiết bị viễn thám đồng nghĩa là phải mang các thiết bị cồng kềnh khoảng 56 kg, bao gồm một trụ ăng-ten cao 3 m, 2 bộ thu phát và thành phần quan trọng nhất là một hệ thống cho máy phát năng lượng phụ trợ hạt nhân (SNAP).
Nhiên liệu hạt nhân dùng cho máy phát điện bao gồm 7 viên Plutonium được đựng trong một thùng chứa đặc biệt. Ngày 18 tháng 10 năm 1965, khi nhóm leo núi đặt chân tới Trại IV ngay tại độ cao 7.315m, một trận bão tuyết khủng khiếp và cái lạnh cắt da buốt thịt buộc toán leo núi phải suy nghĩ lại. Trưởng nhóm leo núi, ông Manmohan Singh Kohli (ngày nay 83 tuổi), đã phân vân suy nghĩ giữa chọn người hay chọn máy. Ngày hôm nay, ông Singh Kohli nhớ lại: “Tôi buộc phải chọn người vì không thì nhiều người sẽ bị chết”.
Soi căn cứ giám sát hạt nhân bí mật trên đỉnh Nanda Devi
Người làng Diwansingh Butolia (trái) từng làm nhân viên khuân vác hành lý trong sứ mạng năm 1965 lên núi Nanda Devi.
Khi họ quay lại núi Nanda Devi vào khoảng tháng 5 năm 1966, tất cả trang thiết bị (gồm thùng chứa plutonium hay tương đương 1/2 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima) bỗng dưng “bốc hơi”.
Nó không tìm thấy lại được nữa. Giả thuyết và nỗi sợ hãi bao trùm, nhưng không ai biết chuyện gì đã xảy ra. Theo ông Singh Kohli, chúng có thể bị chôn vùi trong tuyết ở đâu đó. Một ý kiến đề xuất cho rằng chúng bị lạc do một vụ lở tuyết. Khu vực này gần như đóng cửa trong nhiều thập kỷ.
Hiếm có những trường hợp ngoại lệ đi vào, trừ quân đội hay các chuyến thám hiểm do IMF tài trợ, không ai được phép leo hay thám hiểm núi Nanda Devi với các lý do môi trường. Nhà leo núi Singh Kohli nói rằng có một bộ phim Hollywood đã lên kế hoạch quay phim xoay quanh sự cố năm 1965.
“Mắt thần” trên đỉnh Nanda Devi
Ông Singh Kohli nói rằng kịch bản đã có nhưng từ chối cung cấp các chi tiết xa hơn. Chắc chắn kịch bản phim sẽ có những bí ẩn xoay quanh bức màn âm u bao phủ ngọn núi xinh đẹp trong suốt 50 năm qua. Ông Singh Kohli bật mí: “Chúng tôi (Quỹ leo núi Ấn Độ - IMF) đã cấm ít nhất 200 người tham gia vào việc leo núi suốt 3 năm, và đây là hoạt động leo núi kiêm gián điệp lớn nhất thế kỷ 20. Nó vượt quá sức chịu đựng của con người”.
Trong một nỗ lực cài đặt thiết bị giám sát và sau đó cố gắng lấy lại nó, rất nhiều chuyến leo lên núi Nanda Devi đã được thực hiện từ năm 1965 đến năm 1968, chúng đã được mô tả lại bởi nhà leo núi Tenzing Norgay và thuộc trong số những chặng leo núi thử thách nhất ở dãy Himalaya.
Tiểu đoàn cảnh sát biên giới Ấn Độ - Tây Tạng số 8 của ông Singh Kohli đã chuyển tới Tapovan (nơi này nằm gần bờ sông Rishi Ganga) nhằm theo dõi nước nhiễm xạ. Tiểu đoàn này sau đó đã đổi tên thành Tiểu đoàn Nanda Devi, ông Kohli nói.
Soi căn cứ giám sát hạt nhân bí mật trên đỉnh Nanda Devi
Ông Manmohan Singh Kohli ngày nay. Ảnh nguồn: Pradeep Gaur/Mint
Núi Nanda Devi và khu bảo tồn bao quanh nó đã ngừng tiếp đón các cuộc khảo sát. Năm 1967, người Mỹ với sự giúp đỡ của Singh Kohli và những nhà leo núi Ấn Độ khác như Sonam Wangyal, H.C.S. Rawat và G.S. Bhangu đã lắp đặt thành công một thiết bị nghe chạy bằng hạt nhân thứ 2 ngay trên đỉnh núi cạnh đó: ngọn Nanda Kot cao 6.861m, thiết bị này đã hoạt động trơn tru tròn 1 năm trước khi được nâng cấp.
Trong cuốn sách của mình công bố vào năm 2005 mang tựa đề “Thêm bước nữa”, tác giả Singh Kohli đã kể chi tiết về nỗi sợ hãi khi một toán các nhà nghiên cứu do H.C.S. Rawat dẫn đầu đã lên đỉnh Nanda Kot vào mùa hè năm 1968 để gỡ thiết bị cũ: “Khi các nhà leo núi đặt chân đến “Mái Vòm” (tên gọi ám chỉ đỉnh núi Nanda Kot, nơi đặt thiết bị nghe lén), họ rất “choáng” khi không nhìn thấy dấu hiệu nào của khối thiết bị.
Họ liền đào vài mét thì nhìn thấy một cảnh tượng lạ: Máy phát điện nằm ngay giữa một cái hang vừa mới hình thành. Với sức nóng tỏa ra từ máy phát điện, tuyết đã tan xung quanh khoảng 2,4m vô tình đã tạo ra một cái hang hình cầu”.
Chỉ một thập niên sau đó, chính thức là vào năm 1977, tin tức về chiến dịch liên danh CIA-IB và sự thất lạc của thùng chứa plutonium buổi đầu đã bị rò rỉ trên tờ tạp chí Outside (Mỹ). Sự phẫn nộ trong nước và quốc tế đến gần như ngay lập tức.
Sau đó, đích thân Thủ tướng Morarji Desai phải lên tiếng thừa nhận sứ mạng ngay tại quốc hội. Vì thiết bị nghe lén ở đỉnh Nanda Kot đã bị lỗi và được một trực thăng của Mỹ đến mang đi vào năm 1968, nên ông Desai cũng tuyên bố: “Tôi muốn cam kết với quốc hội rằng với kiến thức của chúng tôi, không có thiết bị nào của loại này đang tồn tại trên lãnh thổ Ấn Độ”.
Năm 1993, một nhóm leo núi được cho phép đã tiến hành một nghiên cứu môi trường tại khu bảo tồn Nanda Devi. Ông Singh Kohli chỉ vào những mẫu vật thu thập được ở Nanda Devi và phát hiện rằng “nó có lớp vỏ thép tròn trông quen quen”.
Đó là cái vỏ chứa 7 viên phóng xạ plutonium được tìm thấy. Giả thuyết cho rằng sự hung hiểm của các yếu tố phóng xạ đã làm mòn vẹt vỏ thùng chứa plutonium. Vấn đề Nanda Devi lại được chú ý. Lúc đó, bản thân ông Singh Kohli cũng “không hay biết” về sự thất lạc chiếc thùng hạt nhân.
Từ New Delhi, ông Kohli trả lời qua điện thoại: “Chỉ sau khi nó (thùng chứa hạt nhân) bị mất và hàng triệu người Ấn Độ có thể chết nếu như phóng xạ rò rỉ, tình hình này làm cho mọi người hoảng lên”. “Những điệp viên ở Himalaya”, một cuốn sách viết về vụ Nanda Devi do ông Singh Kohli là đồng tác giả với ông Kenneth Conboy, có chung một tâm trạng của các nhóm tình báo sau khi chiếc thùng plutonium bị thất lạc. Nhóm leo núi Everest do ông Singh Kohli dẫn đầu đã được vinh danh bằng các giải thưởng Arjuna.
Chương trình hạt nhân ở Nanda Devi
Nhưng ông B.N. Mullik (bí danh R.N. Kao, một điệp viên đứng sau sứ mạng Nanda Devi) muốn ông Kohli rời Nanda Devi ngay tức khắc và cảnh báo: “Ấn Độ phải đối mặt với một thảm họa vô song tầm quốc gia. Hãy quên phứt Arjuna đi!" Năm 2014, ông Singh Kohli đã viết rằng “Những viên plutonium có thể vẫn đang nhét đâu đó trên núi Nanda Devi”.
Soi căn cứ giám sát hạt nhân bí mật trên đỉnh Nanda Devi
Trực thăng Nga, MI4, hạ cánh tại trại Nanda Kot.
Trong cuốn sách gần đây mang tựa đề “Non thiêng: những cuộc hành trình Himalayas nhằm tìm kiếm hùng vĩ và thiêng liêng”, ông Stephen Alter (tác giả của 15 cuốn sách bao gồm vài cuốn sách viết về Himalaya), viết rằng: “Theo một số nguồn tin thì những người dân sơn cước khi thồ plutonium lên núi đã mắc bệnh ung thư do bức xạ”. Trong một thư điện tử, ông Stephen Alter nhấn mạnh: “Có rất nhiều phỏng đoán và tin đồn xoay quanh những sự kiện đó, nhưng thật khó để nói chính xác chuyện gì sẽ xảy ra”.
Năm 2004, trong cuốn sách của mình mang tựa đề “Nanda Devi: Chặng hành trình tới chốn bí ẩn”, tác giả Hugh Thomson đã viết: “CIA ngờ rằng người Ấn đã lấy cắp thiết bị nhằm kích hoạt chương trình hạt nhân của riêng họ”.
Nhà leo núi người Mỹ, ông Pete Takeda, tác giả cuốn sách “Mắt thần trên nóc nhà thế giới: Di sản kinh hoàng của thời chiến tranh Lạnh và chiến dịch của CIA”, nhấn mạnh: “Một số chuyên gia nói rằng plutonium tượng trưng cho mối đe dọa sức khỏe khổng lồ. Những người khác cười khẩy cho rằng nó cũng chỉ như một chiếc máy quét tia X ở sân bay. Sự thật nằm ở khoảng giữa”.
Trong suốt cuộc nghiên cứu của mình, ông Pete Takeda đã thu thập mẫu nước và phù sa ở khu vực Nanda Devi (từ năm 2004-2007) và xét nghiệm chúng tại 2 phòng thí nghiệm ở Mỹ; kết quả được công bố vào năm 2008: Không có bằng chứng của Pu (Plutonium) ngoài yếu tố tự nhiên. Nhưng phòng thí nghiệm thứ 2 lại quả quyết rằng có bằng chứng của Pu từ thiết bị nghe lén”.
Dù gọi điện thoại và gửi thư điện tử đến giám đốc của Viện nghiên cứu vật lý hạt nhân Saha (SINP, một trong những tổ chức mà Thủ tướng Morarji Desai chỉ định tham gia vào cuộc điều tra vấn đề phóng xạ) đều không được trả lời.
Phó chủ tịch IMF - Amit Chowdhury, cựu sĩ quan không lực Ấn Độ, tuyên bố rằng: “Không có bất kỳ tuyên bố nào cho phép leo lên đỉnh chính của Nanda Devi hoặc cho phép ai đó vào bên trong khu bảo tồn này. Tôi không muốn mạo hiểm đoán xem liệu khu bảo tồn hay đỉnh núi bị đóng cửa một phần bởi việc thất lạc thiết bị từ chuyến khảo sát năm 1965. Tôi không có bất kỳ dữ liệu nào hay nghe được từ bất kỳ ai, vì vậy dự đoán của tôi là tốt cho mọi người. Tôi không quan tâm đến câu chuyện mất tích plutonium. Thông qua IMF và trong 10 năm qua, tôi chưa từng nghe bất kỳ hoạt động nghiên cứu nào được tiến hành bởi chính phủ Ấn Độ hay bất kỳ ai làm”.
Trong cuốn sách của mình, tác giả Pete Takada viết rằng: “Khối lượng plutonium của SNAP-19 bao gồm 7 viên nang hạt nhân, những sợi dây nhỏ được cấy vào trong một khối than chì. Chúng được sắp xếp theo mô hình xuyên tâm: 1 trục dây chính nằm ở giữa với 6 dây được xếp cách đều nhau, nó trông như một chiếc la bàn với 6 gờ chính.
Vật liệu này là một hợp kim của Pu-238 với 18% Pu-239. Loại Pu-238 tỏa nhiệt mạnh hơn nhiều so với Pu-239, trong đó vật liệu phân hạch sẽ “phát nổ” trong các vũ khí hạt nhân. Pu-238 có chu kỳ bán rã 87 năm – bán rã là khoảng thời gian được yêu cầu cho vật thể kim loại đi vào mục nát, trong trường hợp này là yếu tố phóng xạ, một nửa nguyên tử của nó đã bị mất phóng xạ. Sự hợp nhất của Pu-238 với Pu-239 đã nâng cao tuổi thọ và năng lượng. Dự án đã kéo dài trong nhiều thập kỷ qua và nó nằm đâu đó trong không gian, hay kẹp trong núi non”.
Theo ANTĐ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận